KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH (KAP) CỦA NGƯỜI DÂN VỀ SỐT XUẤT HUYẾT SAU CAN THIỆP TRUYỀN THÔNG VÀ HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT VECTOR TẠI TỈNH GIA LAI

Các tác giả

  • Phùng Thị Kim Huệ
  • Triệu Nguyên Trung
  • Phan Bùi Ngọc Hân
  • Mai Hà Lan
  • Hồ Viết Hiếu
  • Nguyễn Thị Hữu Huyền
  • Lê Sỹ Cẩn
  • Phan Vũ Hổ
  • Lê Dũng Sỹ
  • Phạm Thị Khoa
  • Thân Trọng Quang

DOI:

https://doi.org/10.59253/tcpcsr.v124i4.67

Từ khóa:

Sốt xuất huyết, KAP, biện pháp truyền thông, chỉ số vector, muỗi Aedes

Tóm tắt

Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh do virus Dengue do muỗi Aedes truyền, bệnh lưu hành ở
nhiều vùng tại Tỉnh Gia Lai trong các năm qua. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm đánh giá
sự thay đổi của kiến thức, thái độ và thực hành phòng ngừa SXH trong cộng đồng ở tỉnh
Gia Lai khi có tác động truyền thông giáo dục sức khoẻ. Một nghiên cứu cắt ngang đã được
thực hiện tại huyện Chư Puh và thành phố Pleiku, mỗi năm 2 đợt, tổng số người được
phỏng vấn là 600 tại 6 điểm nghiên cứu, hoạt động truyền thông mỗi tháng một lần gắn với
các đợt giám sát ổ bọ gậy nguồn. Kết quả cho thấy, kiến thức về SXH của người dân tại đây
chưa tốt. Thái độ đối với việc phòng ngừa và kiểm soát SXH còn kém, tỉ lệ người nhầm lẫn:
76,5% muỗi SXH là Anopheles và cho rằng SXH có thể kiểm soát và ngăn chặn được từ
thuốc diệt côn trùng trôi nổi trên thị trường; số người sử dụng thuốc phun xịt trong gia đình
là 66,11% trước tác động, 10,5% sau tác động. Thực hành phổ biến nhất là ngăn ngừa
muỗi sinh sản và loại bỏ nước các vật chứa nước: 64,81% trước tác động, 87% sau tác
động và đậy các dụng cụ chứa nước: 19,27% trước tác động, 43% sau tác động. Nghiên
cứu cho thấy, có tác động đáng kể giữa truyền thông làm nâng cao KAP và nhận thức của
người dân trong cộng đồng đối với các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát SXH. Đồng thời,
truyền thông nâng cao KAP cũng có mối liên quan đến việc giảm các chỉ số vector bao
gồm: chỉ số Breteau index (BI), chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy (CI), chỉ số mật độ
muỗi (HI), chỉ số nhà có muỗi (DI) có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Vì vậy, các cơ quan chức
năng của địa phương nên tăng cường các chương trình về các chiến dịch giáo dục để nâng
cao nhận thức, kiến thức về SXH và các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu muỗi và
phòng chống bệnh SXH.

Đã Xuất bản

01-07-2023

Cách trích dẫn

Phùng Thị Kim Huệ, Triệu Nguyên Trung, Phan Bùi Ngọc Hân, Mai Hà Lan, Hồ Viết Hiếu, Nguyễn Thị Hữu Huyền, Lê Sỹ Cẩn, Phan Vũ Hổ, Lê Dũng Sỹ, Phạm Thị Khoa, & Thân Trọng Quang. (2023). KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH (KAP) CỦA NGƯỜI DÂN VỀ SỐT XUẤT HUYẾT SAU CAN THIỆP TRUYỀN THÔNG VÀ HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT VECTOR TẠI TỈNH GIA LAI. TẠP CHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG, 124(4), 13–26. https://doi.org/10.59253/tcpcsr.v124i4.67

Số

Chuyên mục

Articles

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả