XÁC ĐỊNH Ổ BỌ GẬY NGUỒN MUỖI AEDES Ở KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN PHÍA NAM TỈNH GIA LAI

Các tác giả

  • Phùng Thị Kim Huệ Viện nghiên cứu Sức khoẻ và phát triển Giáo dục Tây Nguyên
  • Triệu Nguyên Trung Viện nghiên cứu Sức khoẻ và phát triển Giáo dục Tây Nguyên
  • Hồ Viết Hiếu Viện nghiên cứu Sức khoẻ và phát triển Giáo dục Tây Nguyên
  • Lê Trí Viễn Viện nghiên cứu Sức khoẻ và phát triển Giáo dục Tây Nguyên
  • Hồ Ngọc Gia Trung tâm kiểm soát bệnh tật Gia Lai
  • Phan Vũ Hổ Trung tâm kiểm soát bệnh tật Gia Lai
  • Lê Dũng Sỹ Viện nghiên cứu Sức khoẻ và phát triển Giáo dục Tây Nguyên
  • Phạm Thiết Quốc Viện nghiên cứu Sức khoẻ và phát triển Giáo dục Tây Nguyên
  • Hoàng Hà Trường đại học Duy Tân
  • Phạm Thị Khoa Trường đại học Duy Tân

DOI:

https://doi.org/10.59253/tcpcsr.v121i1.24

Từ khóa:

Aedes mosquito, breeding habitat, risk indices, discarded tires, Chu Puh District

Tóm tắt

Aedes aegypti và Aedes albopictus là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết (Dengue) và
virus Zika, đặc biệt những năm gần đây bệnh sốt xuất huyết (SXH) bùng phát trên nhiều địa
bàn tỉnh Gia Lai liên quan đến sự hiện diện của hai vector truyền bệnh này vì vậy việc xác
định nơi sinh sản của muỗi Aedes rất quan trọng để đề xuất các biện pháp can thiệp thích
hợp. Nghiên cứu xác định ổ bọ gậy nguồn muỗi Aedes được tiến hành tại 3 điểm dân cư phía
nam tỉnh Gia Lai (Xã Ia Hrú, Thị trấn Nhơn Hoà, xã Ia Phang) thuộc huyện Chư Pưh tỉnh
Gia Lai là nơi có số ca bệnh SXH cao trong năm 2019. Tại mỗi điểm, điều tra cắt ngang 30
nhà để xác định ổ bọ gậy nguồn muỗi Aedes vào thời điểm đầu và cuối mùa mưa, tất cả bọ
gậy muỗi Aedes xuất hiện trong các dụng cụ chứa nước trong và quanh nhà được thu thập và
nuôi đến giai đoạn trưởng thành để xác định loài. Kết quả 90 nhà được điều tra, 55 nhà phát
hiện có bọ gậy muỗi Aedes. Trong số 4078 dụng cụ chứa nước (DCCN) được kiểm tra, có
1957 (48%) DCCN chứa bọ gậy muỗi Aedes. Các chỉ số BI (Breteau Index), CI (Container
Index), and HI (House Index) biến động trong suốt từ đầu đến cuối mùa mưa, trong đó HI
được xác định cao nhất là 53,33%; CI (11.51%) và BI (77,78%) và giảm đột ngột thấp nhất
trong mùa khô lần lượt là HI (3,33%), CI (0,64%) và BI (5,56%). Ổ bọ gậy nguồn muỗi
Aedes được xác định phổ biến nhất là lốp xe bỏ đi (62,8%); vỏ hộp, chai lọ phế thải (18%);
xô thùng (10%);... Trong số 3289 ấu trùng (lăng quăng/bọ gậy) muỗi được thu thập và nuôi
xác định loài, Aedes aegypti (27%), Aedes albopictus (18,7%), còn lại loài khác chủ yếu là
Culex (54,3%). Các phát hiện này góp phần trong việc lập kế hoạch các chương trình giám
sát, kiểm soát bệnh sốt xuất huyết và Zika.

Tải xuống

Đã Xuất bản

25-02-2021

Cách trích dẫn

Phùng Thị Kim Huệ, Triệu Nguyên Trung, Hồ Viết Hiếu, Lê Trí Viễn, Hồ Ngọc Gia, Phan Vũ Hổ, Lê Dũng Sỹ, Phạm Thiết Quốc, Hoàng Hà, & Phạm Thị Khoa. (2021). XÁC ĐỊNH Ổ BỌ GẬY NGUỒN MUỖI AEDES Ở KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN PHÍA NAM TỈNH GIA LAI. TẠP CHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG, 121(1), 64–71. https://doi.org/10.59253/tcpcsr.v121i1.24

Số

Chuyên mục

Articles

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả