NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI TIẾT ĐẾN BIẾN ĐỘNG CÁC CHỈ SỐ RỦI RO MUỖI AEDES TẠI THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI

Các tác giả

  • Phùng Thị Kim Huệ Viện nghiên cứu Sức khoẻ và phát triển Giáo dục Tây Nguyên
  • Triệu Nguyên Trung Viện nghiên cứu Sức khoẻ và phát triển Giáo dục Tây Nguyên
  • Hồ Viết Hiếu Trường đại học Duy Tân
  • Lê Trí Viễn Viện nghiên cứu Sức khoẻ và phát triển Giáo dục Tây Nguyên
  • Hoàng Hà Trường đại học Duy Tân
  • Lê Nhật Minh Trường THPT chuyên Hùng Vương Gia Lai
  • Lê Sĩ Cẩn Sở Y tế Gia Lai
  • Phan Vũ Hổ Trung tâm kiểm soát bệnh tật Gia Lai
  • Trần Thị Minh Anh Trường THPT chuyên Hùng Vương Gia Lai
  • Phạm Thị Khoa Viện nghiên cứu Sức khoẻ và phát triển Giáo dục Tây Nguyên

DOI:

https://doi.org/10.59253/tcpcsr.v121i1.16

Tóm tắt

Muỗi Aedes trong đó Aedes aegypti và Aedes albopictus là hai vector chính truyền
arbovirus (Dengue và Zika,…), phân bố rộng rãi ở các vùng nhiệt đới liên quan mật thiết đến
biến động thời tiết cũng như biến đổi khí hậu toàn cầu. Gia Lai là một trong những tỉnh thuộc
khu vực Tây Nguyên, hàng năm có chỉ số bệnh sốt xuất huyết cao nên nghiên cứu này đã đề
cập đến sự hiện diện phong phú của muỗi Aedes tại thành phố Pleiku, đồng thời xác định ảnh
hưởng của thời tiết đến các chỉ số bọ gậy của vector truyền bệnh cũng như tỉ lệ bệnh sốt xuất
huyết để có cơ sở đề xuất các biện pháp kiểm soát sốt xuất huyết hiệu quả hơn trong bối cảnh
nhiệt độ dao động 20ºC - 25ºC, độ ẩm không khí 70% - 90%, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 -
10 nên Pleiku luôn thuận lợi cho muỗi Aedes sinh sản và phát triển quanh năm khiến dịch
bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra. Nghiên cứu này thu thập dữ liệu thời tiết hàng ngày từ Đài
khí tượng thủy văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên và tổng hợp dữ liệu hàng tháng, thu thập dữ
liệu về các ca bệnh sốt xuất huyết năm 2020 và tính toán tỷ lệ mắc hàng tháng, điều tra cắt
ngang và giám sát muỗi Aedes trong vòng 6 tháng (từ tháng 7 - 12/2020), tiến hành so sánh
các kết quả với nhau để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết đến tỉ lệ mắc
bệnh sốt xuất huyết với các chỉ số BI (Breteau Index), CI (Container index), HI (House index)
của muỗi Aedes. Kết quả nghiên cứu đã xác định có 2 vector chính truyền arbovirus là Aedes
aegypti và Aedes albopictus, đồng thời tìm thấy mối tương quan thuận giữa tỷ lệ mắc bệnh sốt
xuất huyết, các chỉ số rủi ro muỗi Aedes với lượng mưa, độ ẩm và nhiệt độ tại địa phương.
Đây là cơ sở góp phần cải thiện quy trình quản lý bệnh sốt xuất huyết và kiểm soát vector
truyền bệnh trên địa bàn tỉnh Gia Lai cũng như khu vực Tây Nguyên một cách bền vững.

Tải xuống

Đã Xuất bản

25-02-2021

Cách trích dẫn

Phùng Thị Kim Huệ, Triệu Nguyên Trung, Hồ Viết Hiếu, Lê Trí Viễn, Hoàng Hà, Lê Nhật Minh, Lê Sĩ Cẩn, Phan Vũ Hổ, Trần Thị Minh Anh, & Phạm Thị Khoa. (2021). NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI TIẾT ĐẾN BIẾN ĐỘNG CÁC CHỈ SỐ RỦI RO MUỖI AEDES TẠI THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI. TẠP CHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG, 121(1), 72–82. https://doi.org/10.59253/tcpcsr.v121i1.16

Số

Chuyên mục

Articles

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả