Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến huyết thanh dương tính với ấu trùng giun đũa chó/mèo (Toxocara spp.) ở người dân tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2020

Các tác giả

  • Thái Phương Phiên Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận
  • Trương Văn Hội Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận
  • Lê Vũ Chương Sở Y tế Ninh Thuận
  • Thân Trọng Quang Trường Đại học Tây Nguyên
  • Nguyễn Nhị Linh Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Ninh Thuận
  • Nguyễn Thị Ngọc Anh Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận
  • Lê Trọng Lưu Sở Y tế Ninh Thuận
  • Đỗ Thùy Dung Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận
  • Nguyễn Hoàng Diệu Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận
  • Lê Văn Thanh Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận

DOI:

https://doi.org/10.59253/tcpcsr.v121i1.26

Từ khóa:

Toxocara spp., Seropositive, Ninh Thuan province

Tóm tắt

Bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo là bệnh lây truyền từ động vật sang người do một loại
ký sinh trùng giun tròn sống ký sinh ở ruột của chó (Toxocara canis) và mèo (Toxocara cati).
Điều tra ngang 1320 đối tượng và phỏng vấn trực tiếp 959 người dân tại tỉnh Ninh Thuận,
nhằm xác định tỷ lệ huyết thanh dương tính giun đũa chó/mèo và một số yếu tố liên quan. Thu
thập số liệu bằng xét nghiệm huyết thanh miễn dịch và bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp. Tỷ lệ
huyết thanh dương tính chung tại tỉnh Ninh Thuận là 17,7%, trong đó cao nhất là huyện Ninh
Phước (35,4%) và thấp nhất là thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (8,7%). Mối liên quan giữa
huyết thanh dương tính giun đũa chó/mèo với các yếu tố được tìm thấy trong nghiên cứu
gồm: nhóm tuổi 3-14 (PR=1,4, p=0,01), dân tộc Chăm (PR=1,4, p=0,02) và K’HO (PR=3,8,
p<0,001), làm nông rẫy (PR=1,9, p<0,001), học vấn tiểu học trở xuống (PR=2,0, p<0,001),
sống ở nông thôn (PR=2,6, p<0,001), khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn (PR=2,3,
p<0,001), xã trung du và miền núi (PR=1,5, p<0,001), nuôi chó (PR=2,2, p<0,001), uống
nước lã (PR=1,6, p=0,01), bồng bế chó/mèo thường xuyên (PR=3,2, p<0,001), thường xuyên
tiếp xúc đất (PR=1,6, p<0,01), không rửa tay sau khi tiếp xúc đất (PR=2,4, p<0,001), không
thường xuyên rửa tay trước khi ăn (PR=1,6, p<0,01) và tăng bạch cầu ái toan (PR=4,0,
p<0,001)

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Văn Chương, Bùi Văn Tuấn và Huỳnh Hồng Quang (2014), “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo ở người tại Bình Định và Đắk Lắk, Việt Nam”, Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng. Viện Sốt rétKST-CT Trung ương, 2/2014, 83-90.

Đỗ Trung Dũng, Trần Thanh Dương và Nguyễn Thị Hợp (2016), “Thực trạng nhiễm ấu trùng giun đũa chó, mèo trên người tại một số điểm nghiên cứu thuộc Hà Nội và Hưng Yên năm 2014-2015”, Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, Viện Sốt

rét-KST-CT Trung ương, 92(3), 10-16.

Phạm Thị Thu Hoài, Nguyễn Thu Hương, Lê Xuân Hùng và CS (2014), “Thực trạng nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo ở trẻ em tiểu học xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, năm 2014”, Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, Viện Sốt rétKST-CT Trung ương, 4/2014, 89-94.

Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Hải Khánh và CS (2012), “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun Toxocara spp. ở một số điểm tại Bình Định và Gia Lai”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 16(3), 91-95.

Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Văn Chương, Lý Chanh Ty và CS (2017), “Tỷ lệ huyết thanh dương tính giun đũa chó ở người và một số yếu tố liên quan tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, năm 2016”, Tạp chí Y học dự phòng, 27(8), 572-578.

Nguyễn Tấn Vinh, Đặng Văn Chính và Lê Thị Ngọc Ánh (2019), “Tỷ lệ nhiễm giun đũa chó mèo trên trẻ em tại xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ”, Y học TP. HCM, 23(5), 561-571.

Aghamolaie S, Seyyedtabaei S. J, Behniafar H, et al (2019), “Seroepidemiology, modifiable risk factors and clinical symptoms of Toxocara spp. infection in northern Iran”, Transactions of The Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene, 113(3), 116-122.

Centers for Disease Control Prevention (2018), Parasites - Neglected Parasitic Infections (NPIs), https://www.cdc.gov/parasites/npi/, accessed 28/9/2020. https://www.cdc.gov/parasites/npi/, accessed 28/9/2020.">

Demirci M, Kaya S, Çetin E. S, et al (2010), “Seroepidemiological investigation of toxocariasis in the isparta region of Turkey”, Iranian journal of parasitology, 5(2), 52.

Gyang P. V, Akinwale O. P, Lee Y. L, et al (2015), “Seroprevalence, disease awareness, and risk factors for Toxocara canis infection among primary schoolchildren in Makoko, an urban slum community in Nigeria”, Acta tropica, 146, 135-140.

Kyei G, Ayi I, Boampong J. N, et al (2015), “Sero-epidemiology of Toxocara canis infection in children attending four selected health facilities in the central region of Ghana”, Ghana medical journal, 49(2), 77-83.

Rostami A, Riahi S. M, Holland C. V, et al (2019), “Seroprevalence estimates for toxocariasis in people worldwide: A systematic review and meta-analysis”, PLoS Neglected Tropical Diseases, 13(12), e0007809.

Tải xuống

Đã Xuất bản

25-02-2021

Cách trích dẫn

Thái Phương Phiên, Trương Văn Hội, Lê Vũ Chương, Thân Trọng Quang, Nguyễn Nhị Linh, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Lê Trọng Lưu, Đỗ Thùy Dung, Nguyễn Hoàng Diệu, & Lê Văn Thanh. (2021). Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến huyết thanh dương tính với ấu trùng giun đũa chó/mèo (Toxocara spp.) ở người dân tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2020. TẠP CHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG, 121(1), 41–49. https://doi.org/10.59253/tcpcsr.v121i1.26

Số

Chuyên mục

Articles

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả