NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE HẠN CHẾ TỶ LỆ MẮC MỚI VÀ TIẾN TRIỂN CẬN THỊ Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HOÀNG MAI - NGHỆ AN (2019 – 2020)
DOI:
https://doi.org/10.59253/tcpcsr.v123i3.65Từ khóa:
Cận thị; Học sinhTóm tắt
Nghiên cứu can thiệp có đối chứng kết hợp với theo dõi dọc bằng truyền thông giáo dục sức
khỏe phòng chống cận thị ở đối tượng học sinh trung học cơ sở tại 4 trường Trung học cơ sở
Quỳnh Thiện, Quỳnh Lập, trường THCS Quỳnh Phương và Quỳnh Xuân là trường đối chứng. Kết
quả nghiên cứu sau 1 năm can thiệp cho thấy: Tỷ lệ HS nhóm can thiệp có kiến thức đúng phòng
ngừa cận thị tăng lên 44% - 99% nhiều hơn so trước can thiệp là 5% - 35 % (trước can thiệp 9%
- 94.5%) và cao hơn so với nhóm chứng 13% - 92% (p<0,05). Tỷ lệ HS nhóm can thiệp có hành
vi đúng phòng ngừa cận thị tăng lên 46% - 86% nhiều hơn so trước can thiệp là 15% - 21%
(trước can thiệp 31% - 65%) và cao hơn so với nhóm chứng 31%-66% (p<0,05). Tỷ lệ cận thị
mắc mới tích lũy ở học sinh nhóm can thiệp là 3.0%, trong khi đó tỷ lệ cận thị mắc mới tích lũy ở
học sinh nhóm chứng là 7,3%, p = 0,047. Mức độ tiến triển cận thị: sau can thiệp giá trị SE trung
bình của đối tượng cận thị trong nhóm chứng là -3,36 ± 1,68 (D) và nhóm can thiệp là -3,27 ±
1,98(D). Sự thay đổi SE trung bình ở đối tượng cận thị của nhóm chứng là – 0,67 ± 0,27
(D)/năm, của nhóm can thiệp là – 0,41 ± 0,24 (D)/năm. Sự khác biệt SE trung bình cận thị giữa 2
nhóm sau 1 năm là 0,26 D (95% KTC, 0,18 – 0,33), p< 0,001. Nhìn gần và thời gian nhìn gần có
liên quan đến nguy cơ cận thị ở học sinh, vì vậy cần đảm bảo khoảng cách nhìn > 30 cm, cứ 30
phút cho mắt nghỉ 5 phút và tăng thời gian ngoài trời tối thiểu 2 giờ/ngày