NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH THỦY ĐẬU SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thùy Dương
  • Khu Thị Khánh Dung
  • Đỗ Thiện Hải

DOI:

https://doi.org/10.59253/tcpcsr.v123i3.64

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả 62 trường hợp thủy đậu sơ sinh điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương từ
01/02/2016 đến 31/1/2019 nhằm mô tả đặc điểm về dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng, biến
chứng và điều trị bệnh thủy đậu sơ sinh.
Kết quả: Tỉ lệ nhập viện cao nhất vào mùa xuân. Tuổi trung bình là 16 ngày. Phần lớn bệnh
nhân trên 10 ngày tuổi (83,9%%). Tỉ lệ nam:nữ = 1,6:1. Trong 62 bà mẹ của những trẻ này chỉ
có 7 bà mẹ được tiêm phòng trước khi mang thai, 14 bà mẹ bị thủy đậu khi mang thai, 34 bà mẹ
bị thủy đậu sau khi sinh. Có 51 trẻ bị lây từ người trong gia đình. 32 trẻ có biến chứng (51,6%).
Các biến chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bội nhiễm da là biến chứng thường gặp nhất (31
trường hợp); kế đến là viêm phổi (25 trường hợp), nhiễm trùng huyết (6 trường hợp),viêm nãomàng não (3 trường hợp). Các xét nghiệm cận lâm sàng được thực hiện cho thấy có 19 trẻ tăng
bạch cầu trung tính(30,6%), 13 trẻ có tăng bạch cầu lymphoo (21%), 17 trẻ có tăng CRP (27,4).
Có 2 trường hợp tử vong đều do nhiễm khuẩn huyết suy hô hấp, suy đa tạng. Thời gian nằm viện
trung bình là 8,1 ngày.
Kết luận: Thủy đậu thường ít xảy ra ở trẻ sơ sinh, nguồn lây chủ yếu từ mẹ (77,4%); tỉ lệ
biến chứng cao (51,6%). Biến chứng thường gặp nhất là bội nhiễm bóng nước ngòai da, viêm
phổi, biến chứng nặng nhất là nhiễm trùng huyết. Thời gian điều trị dài 8,1 ngày. Có 2 trường
hợp tử vong do biến chứng nặng..

Đã Xuất bản

01-07-2023

Cách trích dẫn

Nguyễn Thị Thùy Dương, Khu Thị Khánh Dung, & Đỗ Thiện Hải. (2023). NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH THỦY ĐẬU SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG. TẠP CHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG, 123(3), 82–87. https://doi.org/10.59253/tcpcsr.v123i3.64

Số

Chuyên mục

Articles