Hiệu quả phác đồ Thiabendazole trong điều trị bệnh ấu trùng Toxocara spp. tại Bệnh viện Đại học Tây Nguyên

Các tác giả

  • Thu Thanh Trần Thị
  • Trọng Quang Thân
  • Hùng Mạnh Trinh Bá
  • Hồng Quang Huỳnh

Từ khóa:

Từ khóa: Toxocara spp, hiệu quả điều trị, thiabendazole

Tóm tắt

Giun tròn thuộc giống Toxocara hiện đang là các tác nhân gây bệnh từ động vật sang người quan trọng. Các ký sinh trùng này thường lây truyền trực tiếp sang người qua đường phân-miệng, gây các triệu chứng trên da, niêm mạc và phủ tạng, kể cả rối loạn thần kinh. Thiết kế nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh và thử nghiệm lâm sàng nhằm đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hiệu quả điều trị của thiabendazole trong điều trị bệnh nhân nhiễm Toxocara spp. tại Bệnh viện Đại học Tây Nguyên năm 2021. Tổng số 60 bệnh nhân đưa vào nghiên cứu, độ tuổi từ 31-45 chiếm ưu thế (57,3%), chủ yếu nữ (69,3%). Triệu chứng thường gặp nhất ở da-niêm mạc (98,3%) như ngứa, mề đay, đỏ da; đau đầu (6,7%), bạch cầu ái toan trong máu tăng (20%). Sau 3 tháng điều trị thiabendazole, 68,4% bệnh nhân khỏi triệu chứng da-niêm mạc, 50% khỏi đau đầu, 75% bạch cầu ái toan về bình thường, 28,3% chuyển đổi huyết thanh IgG anti-Toxocara spp. âm tính. Tác dụng ngoại ý gồm mệt mỏi nhẹ (35%), đau đầu, đau bụng, hoặc buồn nôn đều 1,7%.

 

 

 

 

 

Tài liệu tham khảo

. Bộ Y tế (2016). Định nghĩa trường hợp bệnh truyền nhiễm. Ban hành theo Quyết định số 4283/QĐ-BYT, ngày 08/8/2016.

Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn Chẩn đoán, Điều trị và Phòng bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo. Ban hành theo Quyết định số 2140/QĐ-BYT, ngày 22/05/2020.

Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Văn Chương (2012). Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng Toxocara spp. ở một số điểm tại Bình Định và Gia Lai. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 16(3):91-6.

Bùi Văn Tuấn (2018). Thực trạng, một số yếu tố liên quan nhiễm ấu trùng giun Toxocara canis ở người tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi năm 2016 và Hiệu quả của một số biện pháp can thiệp. Luận án Tiến sĩ Y học.

Cao Vân Huyền, Phạm Ngọc Minh, Phan Thị Hương Liên, Phạm Ngọc Doanh (2018). Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm ấu trùng giun Toxocara spp. trên bệnh nhân khám tại Bộ môn Ký sinh trùng, ĐH Y Hà Nội (2016-2017). Tạp chí Phòng chống Bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, 2(104):29-34.

Đỗ Thị Phượng Linh, Lương Trường Sơn, Đặng Thị Nga, Phạm Thị Thu Giang (2013). Đánh giá một số chỉ số sinh hóa, huyết học trên bệnh nhân nhiễm ấu trùng Toxocara spp. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 17(số 1 phụ bản):105-9

Huỳnh Hồng Quang, Bùi Văn Tuấn, Lê Đình Vĩnh Phúc (2019). Hiệu quả và độ an toàn thuốc thiabendazole trong điều trị hội chứng ấu trùng di chuyển do ký sinh trùng ở người. Kỷ yếu Hội nghị ký sinh trùng toàn quốc lần thứ 46, trang 148-156

Lê Đình Vĩnh Phúc (2021). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bằng thiabendazole trên người mắc bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo tại Trung tâm MEDIC thành phố Hồ Chí Minh (2017-2019). Luận án Tiến sĩ Y học.

Nguyễn Văn Chương, Huỳnh Hồng Quang, Bùi Văn Tuấn (2014). Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người tại miền Trung-Tây Nguyên và hiệu lực điều trị albendazole. Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 4, tr.3-13.

Phan Thị Nhã Trúc, Huỳnh Hồng Quang, Phan Văn Trọng, Lê Đình Vĩnh Phúc (2020). Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trong chẩn đoán bệnh giun đũa chó, mèo ở người. Tạp chí Phòng chống Bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, 3(117):12-21.

Trần Trọng Dương (2014). Nghiên cứu thực trạng, một số yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa chó trên người và hiệu quả điều trị albendazole tại 2 xã thuộc huyện An Nhơn, Bình Định 2011. Luận án Tiến sĩ Y học.

Adenusi A., Oke A., Adenusi O. (2003). Comparison of ivermectin and thiabendazole in the treatment of uncomplicated human Strongyloides stercoralis infection. African Journal of Biotechnology, 2(11):466‐ 9.

Hombu A, Yoshida A, Kikuchi T, Nagayasu, E, Kuroki M (2019). Treatment of larva migrans syndrome with long-term administration of albendazole. Journal of Microbiology, Immunology and Infection, 52(1):100-105.

Iddawela D, Ehambaram K, Atapattu D, Pethiyagoda K (2017). Frequency of Toxocariasis among patients clinically suspected to have visceral toxocariasis: A retrospective descriptive study in Sri Lanka. Journal of Parasitology Research, Vol. 2017:1-6.

Małafiej E, Spiewak E. (2001). The significanghiên cứue of the level of antibodies in the evaluation of the effects of treatment of toxocariasis. Wiad Parazytol., 47(4):805-10.

Niedworok M, Sordyl B, Borecka A, et al. (2008). Estimation of eosinophilia, immunoglobulin E and eosinophilic cationic protein concentration during the treatment of toxocariasis. Wiad Parazytol., 54(3):225-30

Phuong N.T.N, Trung T.T, Ha P.H, Khoi L.T (2021). Prevalence of Toxocara spp. infection: Investigate from the Thong Nhat-Dong Nai general hospital from 2019 to 2020. American Journal of Sciences and Engineering Research, Volume 4, Issue 1.

Stürchler D, Schubarth P, Gualzata M et al. (1989). Thiabendazole versus albendazole in treatment of toxocariasis: A clinical trial. Ann Trop Med Parasitol., 83:473-8.

Theodoridis I, Frydas S, Papazahariadou M, Felaco M (2001). Toxocariasis as zoonosis. A review of literature and the prevalence of Toxocara canis antibodies in 511 serum samples. International Journal of Immunopathology and Pharmacology, Vol. 14(1):17-23.

Đã Xuất bản

12-06-2024

Cách trích dẫn

Trần Thị, T. T., Thân, T. Q., Trinh Bá, H. M., & Huỳnh, H. Q. (2024). Hiệu quả phác đồ Thiabendazole trong điều trị bệnh ấu trùng Toxocara spp. tại Bệnh viện Đại học Tây Nguyên . TẠP CHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG, 139(số 1), 10. Truy vấn từ https://tapchi.nimpe.vn/pcsr/article/view/248