MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG NHIỄM GIUN, SÁN Ở KHU VỰC NAM BỘ - LÂM ĐỒNG

Các tác giả

  • Lê Thành Đồng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP. HCM
  • Đỗ Thị Phượng Linh Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP. HCM
  • Phùng Thị Thanh Thúy Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP. HCM
  • Nguyễn Đức Thắng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP. HCM
  • Võ Thị Hoài Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP. HCM
  • Hoàng Anh Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP. HCM
  • Trần Thị Xuyến Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP. HCM
  • Ngô Thị Tuyết Thanh Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP. HCM
  • Nguyễn Huỳnh Tố Như Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP. HCM
  • Phan Thị Diện Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP. HCM
  • Phùng Đức Truyền Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP. HCM
  • Đoàn Bình Minh Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP. HCM

DOI:

https://doi.org/10.59253/tcpcsr.v121i1.23

Từ khóa:

helminths, environment, southern region – Lam Dong province (Vietnam)

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện tại 12 điểm thuộc 6 tỉnh ở khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng từ
tháng 6/2017 – 6/2018 qua các đợt điều tra thu thập mẫu tại thực địa và xét nghiệm tại labo.
Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định một số đặc điểm dịch tễ liên quan đến tình trạng nhiễm
giun, sán ở khu vực nghiên cứu. Tổng số 2.800 mẫu phân và 4.000 mẫu huyết thanh người
(≥ 2 tuổi); 252 mẫu đất, 240 mẫu nước, 128 mẫu rau; 1.200 mẫu KAP được thu thập, điều
tra, xét nghiệm. Kết quả nghiên cứu đã xác định được tỷ lệ nhiễm giun, sán ở mẫu phân và
huyết thanh người, trong môi trường nước, rau, đất và xác định được một số yếu tố liên quan
đến tình trạng nhiễm giun, sán tại khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng như sau: Trong môi trường tỷ
lệ nhiễm trứng giun móc/mỏ trong đất cao nhất 3,97%, trong rau 28,13%; Ở người: Tỷ lệ
nhiễm trứng giun móc/mỏ trong các mẫu phân cao nhất 8,68%; Tỷ lệ mẫu huyết thanh (+)
với Toxocara spp cao nhất 24,40%. Các yếu tố có liên quan đến nhiễm giun truyền qua đất ở
người: Ăn rau sống OR = 1,75, CI95%(1,19-2,61), p < 0,01, lao động bằng tay tiếp xúc với
đất OR = 4,19, CI95%(2,37-7,98), p< 0,01, đi chân đất OR = 1,63, CI95%(1,13-2,38), p<
0,05; Với giun đũa chó/mèo: Xung quanh nhà có nuôi chó/mèo OR = 1,36, CI95%(1,04-
1,79), p< 0,05, nhà có nuôi chó/mèo, tiếp xúc với chó/mèo OR = 1,37, CI95%(1,09-1,74), p <
0,05, rửa tay sau khi tiếp xúc với chó/mèo OR = 1,29, CI95%(1,0-1,66), p< 0,05.
Các yếu tố có liên quan đến nhiễm sán ở người: Sán là gan lớn: Ăn rau sống thủy sinh
OR = 5,65, CI95%(4,03-7,93), p < 0,01, có nuôi trâu/bò OR = 1,50, CI95%(1,09-2,08), p <
0,05; Sán dải lợn ở các hộ gia đình: Nuôi lợn thả rông OR = 23,25, CI95%(7,26-97), p <
0,01; Tiếp xúc với lợn OR = 19,5, CI95%(1,0-1098), p < 0,05.

Tải xuống

Đã Xuất bản

25-02-2021

Cách trích dẫn

Lê Thành Đồng, Đỗ Thị Phượng Linh, Phùng Thị Thanh Thúy, Nguyễn Đức Thắng, Võ Thị Hoài, Hoàng Anh, Trần Thị Xuyến, Ngô Thị Tuyết Thanh, Nguyễn Huỳnh Tố Như, Phan Thị Diện, Phùng Đức Truyền, & Đoàn Bình Minh. (2021). MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG NHIỄM GIUN, SÁN Ở KHU VỰC NAM BỘ - LÂM ĐỒNG. TẠP CHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG, 121(1), 23–32. https://doi.org/10.59253/tcpcsr.v121i1.23

Số

Chuyên mục

Articles

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả