ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC PHUN TỒN LƯU VÀ TẨM MÀN HÓA CHẤT VỚI MUỖI Anopheles epiroticus TẠI CÀ MAU NĂM 2019

Các tác giả

  • Đoàn Bình Minh
  • Chung Thanh Nhã
  • Lê Tấn Kiệt
  • Phan Văn Ý
  • Phạm Thị Nhung
  • Nguyễn Hữu Phúc
  • Trần Thị Nhật Quỳnh
  • Trương Văn Thành

DOI:

https://doi.org/10.59253/tcpcsr.v124i4.72

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện tại xã Trần Thới, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau từ
08/2019 đến 12/2019. Kết quả cho thấy muỗi Anopheles epiroticus thu thập tại điểm nghiên
cứu đã kháng với Lambda-cyhalothrin, Alpha-cypermethrin và có thể kháng Deltamethrin.
Đối với Fendona 10SC (Alpha-cypermethrin) phun tồn lưu liều 30mg/m2 có hiệu lực tồn lưu
2 tháng trên tường gạch, tường gỗ, tường lá; K-Othrine Polyzone 62,5 SC (Deltamethrin)
phun tồn lưu liều 25mg/m2 có hiệu lực tồn lưu 1 tháng trên tường gạch, tường gỗ, tường lá;
Fendona 10SC (Alpha-cypermethrin) tâm màn liều 25mg/m2 có hiệu lực tồn lưu 2 tháng
trên màn tuyn và ICON 2.5 CS (Lambda-cyhalothrin) tâm màn liều 20mg/m2 có hiệu lực tồn
lưu 2 tháng trên màn tuyn.

Đã Xuất bản

01-07-2023

Cách trích dẫn

Đoàn Bình Minh, Chung Thanh Nhã, Lê Tấn Kiệt, Phan Văn Ý, Phạm Thị Nhung, Nguyễn Hữu Phúc, Trần Thị Nhật Quỳnh, & Trương Văn Thành. (2023). ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC PHUN TỒN LƯU VÀ TẨM MÀN HÓA CHẤT VỚI MUỖI Anopheles epiroticus TẠI CÀ MAU NĂM 2019. TẠP CHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG, 124(4), 55–59. https://doi.org/10.59253/tcpcsr.v124i4.72

Số

Chuyên mục

Articles

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả