NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH VỚI ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH COVID-19

Các tác giả

  • Nguyên Trần Khôi
  • Thắng Đoàn Chi
  • Trường Sinh Cao
  • Đông Nguyễn Tá

Từ khóa:

Từ khóa: COVID-19, bệnh tim mạch, yếu tố nguy cơ.

Tóm tắt

Khảo sát các đặc điểm yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân COVID-19 và đánh giá mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ tim mạch với độ nặng của bệnh COVID-19. Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, gồm 133 bệnh nhân bị COVID-19 tuổi ≥ 18 điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 tại thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bệnh viện Trung Ương Huế từ tháng 8/2021 – 11/2021. Các bệnh nhân được khảo sát theo quy trình: hỏi tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng, đo độ bão hòa oxy mao mạch; đánh giá độ nặng bệnh COVID-19 theo 2 nhóm dựa vào tiêu chuẩn của Bộ Y Tế Việt Nam, 3) xét nghiệm cận lâm sàng thường quy.

Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 55,88 ± 17,747 tuổi. Trong tổng số 133 bệnh nhân, có 56 (42,1%) là nam . Nhóm bệnh COVID-19 nặng chiếm 32,3% và nhóm không nặng là 67,7%. Các yếu tố nguy cơ tim mạch gồm lớn tuổi (> 60 tuổi), tăng huyết áp, thừa cân – béo phì, tăng glucose máu có tỷ lệ cao hơn ở nhóm bệnh nhân COVID-19 nặng so với nhóm không nặng (p < 0,05). Khi phân tích đơn biến, tuổi ≥ 60, tăng huyết áp, thừa cân – béo phì, tăng glucose máu là những yếu tố có ý nghĩa dự đoán nguy cơ mắc COVID-19 nặng. Phân tích hồi quy logistic đa biến, chỉ có tuổi ≥ 60 (với OR = 3,406 , 95%CI: 1,452 – 7,985) và thừa cân - béo phì (OR: 2,527, CI 95%: 1,096 – 5,825) là yếu tố tiên lượng độc lập cho bệnh COVID-19 nặng. Bệnh nhân COVID-19 càng có nhiều yếu tố nguy cơ trong nhóm 5 yếu tố nguy cơ gồm: tuổi ≥ 60, nam giới, tăng huyết áp, thừa cân – béo phì, tăng glucose máu thì nguy cơ mắc bệnh nặng sẽ càng cao, bệnh nhân có cả 5 yếu tố nguy cơ có khả năng mắc COVID-19 nặng cao hơn xấp xỉ 17 lần so với bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ nào.

Các yếu tố nguy cơ tim mạch là những yếu tố nguy cơ có ý nghĩa cho bệnh COVID-19 nặng. Đánh giá tiên lượng, phân tầng nguy cơ và đưa ra điều trị thích hợp sớm cho những bệnh nhân này là việc hết sức cần thiết.

 

Tài liệu tham khảo

Bộ Y Tế Việt Nam, (2021), 3992/QĐ-BYT, Quyết định phân công các bệnh viện tuyến trên trực tiếp hỗ trợ chuyên môn trong quản lý, điều trị COVID-19 theo địa bàn các quận, huyện, thành phố tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ Y tế Việt Nam, (2022), Quyết định về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ngày 28 tháng 01 năm 2022.

Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam (2018), Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp,

Alharbi A.A., Alqumaizi K.I., Bin Hussain I., et al. (2022), "Characteristics of Hospitalized COVID-19 Patients in the Four Southern Regions Under the Proposed Southern Business Unit of Saudi Arabia", Int J Gen Med, 15(1), pp. 3573-3582.

Kong K.A., Jung S., Yu M., et al. (2021), "Association Between Cardiovascular Risk Factors and the Severity of Coronavirus Disease 2019: Nationwide Epidemiological Study in Korea", Front Cardiovasc Med, 8(pp. 732518.

Matsushita K., Ding N., Kou M., et al. (2020), "The Relationship of COVID-19 Severity with Cardiovascular Disease and Its Traditional Risk Factors: A Systematic Review and Meta-Analysis", Glob Heart, 15(1), pp. 64.

Mehra M.R., Desai S.S., Kuy S., et al. (2020), "Cardiovascular Disease, Drug Therapy, and Mortality in Covid-19", N Engl J Med, 382(25), pp. 102.

Myers L.C., Parodi S.M., Escobar G.J., et al. (2020), "Characteristics of Hospitalized Adults With COVID-19 in an Integrated Health Care System in California", JAMA, 323(21), pp. 2195-2198.

Wang D., Hu B., Hu C., et al. (2020), "Clinical Characteristics of 138 Hospitalized Patients With 2019 Novel Coronavirus-Infected Pneumonia in Wuhan, China", JAMA, 323(11), pp. 1061-1069.

World Health Organization, WHO coronavirus (COVID-19) dashboard, https://covid19.who.int/. https://covid19.who.int/.">

World Health Organization, Geneva, (2000), The Asia Pacific Perspective- Redefining Obesity and Its treatment.

Đã Xuất bản

07-08-2023

Cách trích dẫn

Trần Khôi, N., Đoàn Chi, T., Cao, T. S., & Nguyễn Tá, Đông. (2023). NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH VỚI ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH COVID-19. TẠP CHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG, 136(4), 68. Truy vấn từ https://tapchi.nimpe.vn/pcsr/article/view/205