NGHIÊN CỨU TỶ SỐ BẠCH CẦU TRUNG TÍNH/LYMPHO BÀO VÀ TIỂUCẦU/LYMPHO BÀO Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP CÓ TRŨNG VÀ KHÔNG TRŨNG

Các tác giả

  • Thắng Đoàn Chi
  • Nguyên Traần Khôi
  • Vũ Nguyễn Anh
  • Đông Nguyễn Tá
  • Cao Trường Sinh Nguyễn Tá

Từ khóa:

Từ khóa: tỷ số bạch cầu/lympho bào, tỷ số tiểu cầu/lympho bào, tăng huyết áp, có trũng, không trũng.

Tóm tắt

Tăng huyết áp ngày nay đã trở thành một vấn đề sức khỏe của toàn cầu. Ước tính tỷ lệ mắc tăng huyết áp hiện nay khoảng 30-45% và tỷ lệ này gia tăng theo tuổi. Tại Việt Nam tỷ lệ tăng huyết áp cũng đang gia tăng. Bệnh sinh tăng huyết áp vẫn còn nhiều điều chưa rõ. Tăng huyết áp được xem là bệnh đa yếu tố với nhiều tác nhân góp phần tham gia. Yếu tố viêm được nghiên cứu gần đây cho thấy có mối liên quan với tăng huyết áp, trong đó hai chỉ điểm đơn giản, rẻ tiền là tỷ số bạch cầu trung tính/lympho bào (Neutrophil-to-Lymphocyte Ratio NLR) và tiểu cầu/lympho bào (Platelet-to-Lymphocyte Ratio PLR) đã được nghiên cứu như là yếu tố dự báo nguy cơ tim mạch mới. Những bệnh nhân tăng huyết áp không trũng có nguy cơ chịu các biến cố tim mạch cao hơn những bệnh nhân tăng huyết áp có trũng. Khảo sát và đánh giá mối liên quan giữa NLR và PLR ở bệnh nhân tăng huyết áp không trũng và có trũng.

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, gồm 93 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát điều trị nội trú tại Bệnh viện Trung Ương Huế và Bệnh viện Đại học Y Dược Huế từ tháng 6/2020 – 8/2022. Mẫu nghiên cứu bao gồm 55 bệnh nhân tăng huyết áp không trũng và 38 bệnh nhân tăng huyết áp có trũng. Các thông số sinh hóa cơ bản không có sự khác nhau giữa hai nhóm. Những bệnh nhân tăng huyết áp không trũng có NLR cao hơn có  ý nghĩa so với tăng huyết áp có trũng (2,97 ± 1,68 so với 2,12 ± 1,07, p < 0,05). Nhóm không trũng có PLR cao hơn có ý nghĩa so với nhóm có trũng (137,67 ± 64,13 so với 110,15 ± 42,70, p < 0,05). Khi phân tích hồi quy logistic đơn biến NLR (tỷ suất chênh: 1,671, khoảng tin cậy 95%: 1,119-2,497) và PLR (tỷ suất chênh: 1,010, khoảng tin cậy 95%: 1,001-1,019) là những yếu tố dự báo cho tình trạng trũng và không trũng huyết áp. Phân tích tương quan cho thấy có mối tương quan thuận mức độ yếu giữa NLR với chênh lệch huyết áp tâm thu đêm – ngày (r = 0,254, p < 0,05). Mức NLR ≥ 1,8 là yếu tố dự đoán tình trạng không trũng huyết áp ban đêm với độ nhạy là 85,5%, độ đặc hiệu là 52,6%.Tương tự PLR ≥ 141,45 là yếu tố dự đoán tình trạng không trũng huyết áp ban đêm với độ nhạy là 41,8%, độ đặc hiệu là 84,2%. Nhóm không trũng có tỷ lệ phối hợp NLR – PLR cao (với điểm cắt NLR ≥ 1,8 và PLR ≥ 141,45) cao hơn so với nhóm có trũng, phối hợp NLR – PLR cũng là yếu tố tiên lượng tình trạng không trũng nhưng chưa cho thấy mức dự báo tốt hơn so với NLR hoặc PLR đơn độc.

NLR và PLR là những chỉ điểm đơn giản, chi phí thấp. Qua nghiên cứu cho kết quả NLR và PLR cao hơn có ý nghĩa ở nhóm không trũng so với nhóm có trũng. Đánh giá NLR và PLR là việc đơn giản và cần thiết để tiên lượng tình trạng không trũng huyết áp ban đêm.

 

Tài liệu tham khảo

Nowadays, hypertension has become a major global health problem. The current prevalence of hypertension is estimated at 30-45% and this rate is increased with age. In Vietnam, the rate of hypertension is also increasing. The pathogenesis of primary hypertension is still unknown. Hypertension is considered a multifactorial disease with many contributing factors. Inflammatory factor has been recently studied to be associated with hypertension, in which two simple and cheap indicators are the neutrophil-to-lymphocyte ratio (NLR) and platelet-to-lymphocyte ratio (PLR) has been investigated as a new predictor of cardiovascular risk. Patients with non-dipper hypertension have a higher risk of cardiovascular events than those with dipper hypertension. Investigate and evaluate the relationship between NLR and PLR in patients with non-dipper and dipper hypertension.

Study design: a cross-sectional descriptive study, including 93 primary hypertensive patients treating at Hue Central Hospital and Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital since June, 2020 – August, 2022. The study sample included 55 patients with non-dipper hypertension and 38 patients with dipper hypertension. The basic biochemistry did not differ between the two groups. Patients with non-dipper hypertension had significantly higher NLR compared with dipper hypertension (2.97 ± 1.68 vs 2.12 ± 1.07, p < 0.05). The group of non-dipper hypertension had a significantly higher PLR than the group of dipper hypertension (137.67 ± 64.13 versus 110.15 ± 42.70, p < 0.05). When analyzing univariate logistic regression NLR (odds ratio: 1.671, 95% CI: 1.119-2.497) and PLR (odds ratio: 1.010, 95% CI: 1.001-1.019) were among predictors of dipper and non-dipper status. Correlation analysis showed that there was a slightly positive correlation between NLR and night-day systolic blood pressure ratio (r = 0.254, p < 0.05). NLR ≥ 1.8 is a predictor of non-dipper status with a sensitivity of 85.5% and a specificity of 52.6%. Similarly, PLR ≥ 141.45 is a predictor non-dipper status with a sensitivity of 41,8% and a specificity of 84,2%. The non-dipper group had a higher ratio of NLR-PLR combination (with cut-off of NLR ≥ 1,8 and PLR ≥ 141,45) than the dipper group, the combination of NLR - PLR is also a predictor of non-dipper status, however this combination was not a better predictor than NLR or PLR. NLR and PLR are simple, low-cost markers. We demonstrated that NLR and PLR were significantly higher in the non-dipper group compared with the dipper group. Evaluation of NLR and PLR is simple and essential for the prediction of non-dipper status.

Đã Xuất bản

07-08-2023

Cách trích dẫn

Đoàn Chi, T., Traần Khôi, N., Nguyễn Anh, V., Nguyễn Tá, Đông, & Nguyễn Tá, C. T. S. (2023). NGHIÊN CỨU TỶ SỐ BẠCH CẦU TRUNG TÍNH/LYMPHO BÀO VÀ TIỂUCẦU/LYMPHO BÀO Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP CÓ TRŨNG VÀ KHÔNG TRŨNG. TẠP CHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG, 136(4), 53. Truy vấn từ https://tapchi.nimpe.vn/pcsr/article/view/203