NGHIÊN CỨU ĐỘ ĐÀN HỒI ĐỘNG MẠCH CHỦ BẰNG SIÊU ÂM M-MODE Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP

Các tác giả

  • Thắng Đoàn Chi
  • Anh Mai Xuân
  • Trường Sinh Cao

Từ khóa:

động mạch chủ, huyết áp tâm thu: SBP; Huyết áp tâm trương: DBP; Huyết áp trung bình: MBP

Tóm tắt

Xác định các chỉ số dàn hổi của động mạch chủ ở bệnh nhân tăng huyết áp bằng siêu âm tim M-mode và khảo sát mối tương quan giữa các chỉ số đàn hồi động mạch chủ với trị số huyết áp và hình thái thất trái. Nghiên cứu mô tả cắt ngang có đối chứng được thực hiện trên 70 bệnh nhân đã được chẩn đoán tăng huyết áp theo tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp 2021 của Hội Tăng huyết áp Việt Nam/ Hội Tim mạch học Việt Nam [3], đến khám và điều trị tại trung tâm tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế thời gian từ 04/2022 đến tháng 8/ 2022 và 97 đối tượng thuộc nhóm chứng.

Chỉ số cứng động mạch chủ ở nhóm chứng so với nhóm tăng huyết áp lần lượt là 4,78 ± 4,55 so với 15,95 ± 15,05 , p< 0,05. Sức căng động mạch chủ ở nhóm chứng so với nhóm tăng huyết áp lần lượt là 12,72± 5,23 so với 6,76 ± 4,92, p< 0,05. Sự giãn nở động mạch chủ ở nhóm chứng với nhóm tăng huyết áp lần lượt là 12,08 ± 5,42 so với 9,73 ± 7,34, p< 0,05. Chỉ số cứng động mạch chủ (ĐMC) tương quan thuận với mức độ mạnh với huyết áp tâm thu (HATT), tương quan thuận mức độ trung bình với huyết áp tâm trương (HATTr) và huyết áp trung bình (HATB). Sức căng ĐMC tương quan nghịch mức độ trung bình với 3 trị số huyết áp. Sự giãn nỡ tương quan nghịch mức độ yếu với HATB và HATTr ( p <0,05). Chỉ số cứng động mạch chủ có tương quan thuận mức độ trung bình với các chỉ số LVMI, RWT, IVSd, LVPWd ( p< 0,05). Sức căng và sự giãn nỡ tương quan nghịch mức độ trung bình với các chỉ số LBMI, RWT, IVSd và LVPWd ( p< 0,05).

Kỹ thuật siêu âm tim đơn giản như siêu âm M-mode có thể đánh giá tính đàn hồi động mạch chủ. Qua đó góp phần phát hiện sớm các biến chứng mạch máu ở bệnh nhân tăng huyết áp.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Hiếu Dung (2012), Nghiên cứu độ dàn hồi động mạch chủ bằng siêu âm tim ở bệnh nhân tiền tăng huyết áp và tăng huyết áp, luận văn thạc sĩ, Đại học Y dược Huế

Ngô Thị Hoa, Phạm Thị Hồng Thi, Nguyễn Thị Thu Hoài (2021), “ Nghiên cứu chỉ số tương hợp thất trái động mạch chủ bằng siêu âm tim ở bệnh nhân tăng huyết áp trên 60 tuổi”, Tạp chí Y học Việt Nam, 508

Huỳnh Văn Minh, Phạm Gia Khải, Đặng Vạn Phước, Nguyễn Lân Việt (2021), “ Tóm lượt khuyến cáo chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp VNHA/VSH 2021”, Hội Tim Mạch Học Việt Nam, Phân hội tăng huyết áp Việt Nam, tr. 1-86.

Nguyễn Anh Vũ (2019), Siêu âm tim- Cập nhật chẩn đoán 2019, Nhà xuất bản Đại Học Huế

Erdogan D., Caliskan M., Yildirim I., et al (2007), “Effects of normal blood pressure, prehypertenson and hypertension of left ventricular diastolic fuction anhd aortic elastic properties”, Blood Press, 16(2), pp.114-121.

Hickler R.B (1990), “ Aortic and large artery stiffness: current methodology and clinical correlation”, Clin Cardiol, 13 (5), pp.317-322.

Karthikeyan V.J, Lip G.Y.H (2006), “ Aortic elasticity, left ventricular geometry and diastolic dysfunction in hypertension”, The internatiol jounal of clinical practice, 60(11), pp. 1337-1340.

Mackenzie I.S., Wilkinson I.B., Cockcroft J.R. (2002), “Assessment of arterial stiffness in clinical practice”, Qim, 95 (2), pp. 67-74.

Mitchell G.F, Guo C.Y, et al (2007), “ Cross-sectional correlates of increased aortic stiffness in the community: the Framingham Heart Study”, Circulation, 115 (20), pp. 2628-2636.

Nemes A., Geleijnse M.L, Forster T., et al (2008), “ Echocardiographic evalution and clinical implications of aortic stiffness and coronary flow reserve and their relation”, Clin Cardiol, 31(7), pp. 304-309.

Song X.T., Fan L., Yan Z.N (2008), “ Echocardiographic evalutaion of the elasticity of the ascending aorta in patients with essential hypertension”, J Clin Ultrasound, 49(4), pp. 351-357.

Vitarelli A., Giordano M., Germano G., et al (2010), “ Assessment of ascending aorta wall stiffness in hypertensive patients by tissue Doppler imaging and strain Doppler echocardiography”, Heart, 96 (18), pp. 1469-1474.

Vlachopoulos C., Aznaouridis K. (2010), “ Prediction of cardiovascular events and all-cause mortality with arterial stiffness: a systematic review and meta-analysis”, J Am Coll Cardiol, 55(13), pp. 1318 -1327.

Đã Xuất bản

07-08-2023

Cách trích dẫn

Đoàn Chi, T., Mai Xuân, A., & Cao, T. S. (2023). NGHIÊN CỨU ĐỘ ĐÀN HỒI ĐỘNG MẠCH CHỦ BẰNG SIÊU ÂM M-MODE Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP. TẠP CHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG, 136(4), 61. Truy vấn từ https://tapchi.nimpe.vn/pcsr/article/view/204