TỶ LỆ NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU TRÊN NGƯỜI BỆNH LƯU ỐNG THÔNG BÀNG QUANG NIỆU ĐẠO VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
Từ khóa:
Nhiễm khuẩn tiết niệu, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ AnTóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu và một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu trên người bệnh lưu ống thông bàng quang qua niệu đạo. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 403 bệnh nhân lưu ống thông bàng quang qua niệu đạo trên 48 giờ từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2023 tại khoa Hồi sức tích cực và Hồi sức tích cực ngoại khoa - Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An . Kết quả: Nam chiếm 68,98% và nữ 31,02%. Tuổi dưới 40 chiếm 16,13%, từ 40 đến 60 tuổi chiếm 29,53% và > 60 tuổi chiếm 54,34%. Thời gian lưu ống thông bàng quang qua niệu đạo ≤ 7 ngày 63,77%; từ 8-14 ngày 28,29% và trên 14 ngày 7,9%. Tỷ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu là 4,96%.Tác nhân gây bệnh: Candida 57,14%; Enterococcus 19,05%, Pseudomonasaeruginosa 14,29%, Myroides spp 4,76% và Escherichia 4,76%. Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu ở nhóm ≥ 60 tuổi cao gấp 3,5 lần so với nhóm bệnh nhân < 60 tuổi (p<0,05). Nhóm lưu ống thông trên 7 ngày có tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu cao hơn 7,7 lần nhóm bệnh nhân lưu ống thông dưới 7 ngày (KTC 95% 2,48-24,3). (p < 0,05) và Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu trên bệnh nhân nữ cao gấp 1,5 tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu trên bệnh nhân nam (p>0,05). Kết luận: Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu là 4,96%. Tác nhân gây bệnh hay gặp là Candida và Enterococcus. Có mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu với nhóm tuổi ≥ 60 và thời gian lưu ống thông >7 ngày (p < 0,05). Không có mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu với nữ giới (p>0,05).
Tài liệu tham khảo
Lê Hoàng Oanh; (2011). Nhiễm khuẩn đường tiết niệu và phòng ngừa, Nhà xuất bản y học, Hà nội.
Bộ Y Tế, “Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến đặt ống thông NĐ- BQ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Ban hành kèm theo Quyết định số 3916/ QĐ- BYT ngày 28 tháng 8 năm 2017 của Bộ Y Tế)”.
Catheter-associated urinary tract infection in adults Thomas Fekete MD uptodate June 2019
Lê Thị Bình (2014). Thực trạng nhiễm khuẩn tiết niệu mắc phải sau đặt thông tiểu tại Bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí Y học thực hành, tập 2, tr.12-16
Trần Văn Nguyên, Võ Xuân Huy, Quách Trương Nguyện (2014). Tình hình nhiễm khuẩn đường tiết niệu từ ngoài thành ống và từ trong lòng ống thông tiểu tại khoa Tiết niệu, BVĐK TP Cần Thơ năm 2013-2014, Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh, tập 18 (4), tr.123-127
Phạm Đặng Hoài Nam (2020). Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu trên người bệnh đặt ống thông tiểu tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2019, Luận văn thạc sỹ y học dự phòng, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Công Thành, Đỗ Thị Thu Vân, Lê Thị Thu Hồng, Phan Quốc Thắng, Phan Văn Phú, Điêu Thanh Hùng (2013). Khảo sát tỷ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên bệnh nhân đặt thông tiểu lưu, Tạp chí Y học, tr.42-45.
Nguyễn Anh Tuấn, Lê Văn Hiệp (2020). Nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến ống thông bang quang ở bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
Hội tiết niệu thận học Việt Nam; (2021). Hướng dẫn điều trị Nhiễm khuẩn tiết niệu, Nhà xuất bản đại học Huế, Huế.
Fisher JF, Kavanagh K, Sobel JD Candida urinary tract infection: pathogenesis 2011.