NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY CẤP NẶNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP LỌC LIÊN TỤC TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC - BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Các tác giả

  • Nguyễn Đức Phúc

Từ khóa:

Từ khóa: Viêm tụy cấp, Lọc máu liên tục

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị bằng phương pháp lọc máu liên tục ở bệnh nhân viêm tụy cấp nặng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 20 bệnh nhân chẩn đoán viêm tụy cấp nặng theo tiêu chuẩn Atlanta 2012 được lọc máu liên tục tại Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.  Kết quả: Giới nam: 65%, nữ: 35%; tuổi trung bình 44,6 ± 6,5; tiền sử: 55% uống rượu, 20% rối loạn lipid máu, 25% sỏi mật. Triệu chứng lâm sàng thường gặp: đau bụng trên rốn 100%, buồn nôn, nôn 95%, chướng bụng 100%, áp lực ổ bụng 23 ± 1,14 cmH2O. Cận lâm sàng: pH máu 7,30 ± 0,10; Creatinin máu 302,9 ± 34,7. Kết quả điều trị: điểm APPACHE II tại thời điểm T0: 20,5  4,5, T3: 9,7  6,6; điểm SOFA tại thời điểm T0: 8,9 ± 1,5, T3: 4,9 ± 2,2. pH máu T0: 7,30 ± 0,10 ; T1: 7,32 ± 0,02; T2: 7,36 ± 0,02 ;T3: 7,41 ± 0,03. Creatinin máu T0: 302,9 ± 34,7; T1: 255,9 ± 38,1; T2: 232,7 ± 43,4; T3: 187,5 ± 44,1. Kết luận: Triệu chứng lâm sàng viêm tụy cấp nặng thường gặp là đau bụng, nôn buồn nôn, chướng bụng và tăng áp lực ổ bụng. Cận lâm sàng là toan hóa máu và tăng creatinin máu. Lọc máu liên tục cải thiện các triệu chứng lâm sàng, cải thiện toan máu và chức năng thận ở bệnh nhân viêm tụy cấp nặng. 

Tài liệu tham khảo

Whitcomb D.C. (2006). Clinical practice. Acute pancreatitis. N Engl J Med, 354(20), 2142–2150.

Wang G.-J., Gao C.-F., Wei D., et al. (2009). Acute pancreatitis: Etiology and common pathogenesis. World J Gastroenterol WJG, 15(12), 1427–1430.

Gimenez T.R., Calvo A.G., and Vicent J.G. (2014). Etiology of acute pancreatitis. Cent Eur J Med, 9(4), 530–542.

Banks P.A., Bollen T.L., Dervenis C., et al. (2013). Classification of acute pancreatitis--2012: revision of the Atlanta classification and definitions by international consensus. Gut, 62(1), 102–111.

Nguyễn Thị Trúc Thanh (2012). Hiệu quả của liệu pháp lọc máu liên tục trong điều trị viêm tụy cấp nặng. Luận Văn Thạc Sĩ Học Đại Học Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.

Garret C., Péron M., Reignier J., et al. (2018). Risk factors and outcomes of infected pancreatic necrosis: Retrospective cohort of 148 patients admitted to the ICU for acute pancreatitis. United Eur Gastroenterol J, 6(6), 910–918.

Đào X.C. (2012). Nghiên cứu giá trị của áp lực ổ bụng trong phân loại mức độ nặng ở bệnh nhân viêm tuỵ cấp 2012. Luận Án Tiến Sĩ Học.

Vũ Đức Định N.G.B. (2012). Nghiên cứu hiệu quả điều trị của lọc máu liên tục trong viêm tụy cấp nặng. Tạp Chí Khoa Học Tiêu Hóa Việt Nam, Tập VII-Số 30.

Đã Xuất bản

12-06-2024

Cách trích dẫn

Phúc, N. Đức. (2024). NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY CẤP NẶNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP LỌC LIÊN TỤC TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC - BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN. TẠP CHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG, 139(số 1), 75. Truy vấn từ https://tapchi.nimpe.vn/pcsr/article/view/258