TẠP CHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG https://tapchi.nimpe.vn/pcsr <p><span id="page77R_mcid11" class="markedContent"><span dir="ltr" role="presentation"><em>Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh Ký sinh trùng</em></span></span> (Tên tiếng anh: Journal of Malaria and Parasite Diseases Control - JMPDC) <span id="page77R_mcid11" class="markedContent"><span dir="ltr" role="presentation">là tạp chí khoa học của </span><span dir="ltr" role="presentation">Viện Sốt rét</span> <span dir="ltr" role="presentation">-</span> <span dir="ltr" role="presentation">Ký sinh trùng</span> <span dir="ltr" role="presentation">-</span> <span dir="ltr" role="presentation">Côn trùng Trung ương</span><span dir="ltr" role="presentation"> đăng tải các công trình nghiên cứu, các bài tổng quan trong lĩnh vực sốt </span><span dir="ltr" role="presentation">rét, ký sinh trùng, côn trùng, y học lâm sàng, y học dự phòng và y xã hội học dưới hình thức truy cập mở hoàn toàn (Fully Open Access).</span></span></p> <p><strong style="font-size: 0.875rem;">Thông tin tạp chí:</strong></p> <ul> <li>Giấy phép xuất bản: số 510/GP-BVHTT ngày 29 tháng 9 năm 2015</li> <li>ISSN: <a href="https://portal.issn.org/resource/ISSN/2815-6161">2815-6161</a></li> <li>Tần suất xuất bản: 06 số/năm (không bao gồm các số phụ trương)</li> <li>DOI prefix: 10.59253</li> <li>Chỉ mục: Crossref, Vietnam Citation Gateway - Vcgate</li> <li>Công cụ chống đạo văn áp dụng: Ithenticate. Các bài báo có tỉ lệ đạo văn lớn hơn 25% sẽ không được xem xét đánh giá.</li> <li>Trang chủ: https://tapchi.nimpe.vn</li> </ul> <p><strong>Quy trình phản biện</strong></p> <p>Các bản thảo nào thuộc phạm vi xuất bản và đáp ứng được các yêu cầu của thể lệ viết bài sẽ được chuyển cho các thành viên ban biên tập phụ trách. Các bản thảo sau đó sẽ trải qua quá trình phản biện kín hai chiều bởi ít nhất 02 (hai) chuyên gia độc lập trong linh vực tương ứng. Thành viên ban biên tập phụ trách sẽ đưa ra quyết định trước khi được phê duyệt của Tổng biên tập.</p> <p><strong>Cam kết bảo mật</strong></p> <p>JMPDC cam kết thực hiện và tuân thủ các quy định của luật và các văn bản hướng dẫn liên quan đến bảo mật thông tin cá nhân. Các thông tin mà người dùng nhập vào các biểu mẫu trên Hệ thống Quản lý xuất bản trực tuyến của JMPDC chỉ được sử dụng vào các mục đích thuộc phạm vi xuất bản của tạp chí và sẽ không được cung cấp cho bất kỳ bên thứ ba nào khác, hay dùng vào bất kỳ mục đích nào khác.</p> <p><strong>Đạo đức nghiên cứu</strong></p> <p>Các nghiên cứu phản ánh trực tiếp chất lượng công việc của các tác giả và các cơ sở hỗ trợ. Để được xuất bản, các bài báo được đều được phản biện đánh giá theo quy trình chặt chẽ và khoa học mà JMPDC đã đề ra. Do đó, điều quan trọng là phải thống nhất và đảm bảo các tiêu chuẩn về hành vi đạo đức cho tất cả các bên liên quan đến hoạt động xuất bản: tác giả, người biên tập tạp chí, người bình duyệt, nhà xuất bản và cộng đồng của các tạp chí do xã hội sở hữu hoặc tài trợ.</p> VIỆN SỐT RÉT- KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG vi-VN TẠP CHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG 2815-6161 THIẾU G6PD TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI XƠ ĐĂNG,XÃ TRÀ CANG, HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2021 https://tapchi.nimpe.vn/pcsr/article/view/261 <p><em>Nhằm đạt mục tiêu loại trừ sốt rét vào năm 2030, các tỉnh của Việt Nam đang nỗ lực tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét nhằm đưa số bệnh nhân sốt rét nội địa về không. Năm 2020, Quảng Nam là tỉnh có số bệnh nhân sốt rét P. vivax cao và đang cố gắng thực hiện loại trừ sốt rét P. vivax. Một trong những thách thức trong điều trị tiệt căn bệnh nhân nhiễm P. vivax là sử dụng thuốc primaquin với liệu trình dài ngày, khó quản lý; hoặc với liệu trình ngắn ngày, liều cao sẽ có nguy cơ gây tán huyết đối với bệnh nhân thiếu G6PD. Việc điều tra tỷ lệ thiếu G6PD trong cộng đồng dân tộc Xơ Đăng mắc sốt rét P. vivax cao năm 2020 tại xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam bằng test nhanh SD Biosensor STANDARD G6PD sẽ cung cấp thêm số liệu để có thể áp dụng điều trị tiệt căn với thuốc thuộc nhóm 8-aminoquinolines liều cao và ngắn ngày. Kết quả điều tra có 364 người dân tộc Xơ Đăng tham gia nghiên cứu, trong đó </em><em>có 183 người là nữ giới. </em><em>Tỷ lệ thiếu G6PD chung ở dân tộc Xơ Đăng là 4,7% (17/364); bán thiếu G6PD ở phụ nữ Xơ Đăng là 33,9% (62/183). Đột biến gen G6PD ở dân tộc Xơ Đăng xác định được là đột biến Viangchan (871 G&gt; A, 501 bp) với tỷ lệ là 41,1% (8/17) ở nhóm thiếu G6PD.</em></p> Phạm Vĩnh Thanh Nguyễn Thị Hồng Ngọc Nguyễn Hoàng Yến Vũ Thị Ánh Tuyết Tràn Văn Kiệm Võ Trung Hoàng Trần Văn Thu Hồ Anh Tuấn Bản quyền (c) 2024 2024-06-12 2024-06-12 140 số 2 3 3 KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH SỐT RÉT CỦA NGƯỜI DÂN XÃ A DƠI, HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ, NĂM 2023 https://tapchi.nimpe.vn/pcsr/article/view/262 <p><em>Điều tra cắt ngang được thực hiện tại xã A Dơi tháng 8 năm 2023, với mục tiêu </em><em>đánh giá kiến thức và thực hành phòng bệnh sốt rét của người dân xã A Dơi</em><em>. Đã phỏng vấn 300 người dân tại 300 hộ gia đình. Kết quả cho thấy </em><em>có 49,33% người dân không biết nguyên nhân nhiễm bệnh sốt rét do muỗi truyền, 0,33% cho rằng do uống nước suối nhiễm bệnh sốt rét. Có 56% người dân biết tác hại bệnh sốt rét gây chết người, 13,33% biết thiếu máu, 0,67% biết gan to, lách to. Có 82,33% người dân biết cách phòng bệnh sốt rét là ngủ màn, 9,67% phun hóa chất, 0,67% sử dụng võng có màn, 3,33% sử dụng kem xua muỗi, 0,33% sử dụng hương xua muỗi, vẫn có 15,33% không biết cách phòng bệnh sốt rét. Có 81% hộ dân và 91,34% người dân ngủ màn thường xuyên. Có 12% hộ sử dụng võng có màn chống muỗi, 0,33% sử dụng hương xua muỗi, không có hộ nào đang sử dụng kem xua muỗi. Có 71,33% người dân chọn màn tồn lưu nên cấp màn tồn lưu cho người dân là phù hợp.</em></p> Hoàng Đình Cảnh Nguyễn Văn Dũng Nguyễn Ngọc Linh Trần Thị Huyền Nguyễn Hải Song Nguyễn Thị Tuyết Anh Vũ Việt Hưng Văn Thị Thơ Bản quyền (c) 2024 2024-06-12 2024-06-12 140 số 2 16 16 THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN TRÒN ĐƯỜNG RUỘT Ở TRẺ 24 ĐẾN 72 THÁNG TUỔI TẠI 2 TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN MƯỜNG LÁT,TỈNH THANH HÓA, NĂM 2023 https://tapchi.nimpe.vn/pcsr/article/view/263 <p><em>X</em><em>ét nghiệm phân đổng</em><em> thời </em><em>bằng phương pháp trực tiếp, phong phú và </em><em>phương pháp Graham</em> <em>(</em><em>Kỹ thuật dùng băng dính trong</em><em>)</em><em>cho 20</em><em>2 trẻ </em><em>từ 24 đến </em><em>&lt;72</em><em> tháng tuổi tại </em><em>2 </em><em>Trường mầm non xã </em><em>Quang Chiểu</em><em> và </em><em>&nbsp;Thị trấn Mường Lát của</em><em> huyện </em><em>Mường Lát</em><em>, Thanh Hoá, trong tháng </em><em>6</em><em>/2023.</em> <em>Kết quả </em><em>cho thấy</em><em> tỷ lệ nhiễm giun chung </em><em>là 12,4 %, nhiễm giun đũa 5,0%, nhiễm giun kim 8,4 %.</em><em> Không có </em><em>trường hợp nào </em><em>nhiễm giun tóc và </em><em>giun </em><em>móc/mỏ.</em><em>Tỷ lệ nhiễm giun ở nhóm nhà trẻ </em><em>24 - </em><em>&lt;</em> <em>36</em><em> tháng tuổi là</em> <em>20,9 %,</em><em> cao hơn nhóm mẫu giáo </em><em>≥36</em><em> tháng đến</em><em>&lt;72</em><em> tháng tuổi </em><em>(8,6 %), đặc</em><em> biệt là nhiễm giun kim cũng cao hơn(</em><em>14,5 </em><em>% so với 5,7 %).</em><em>Giữa trẻ nam và trẻ nữ có tỷ lệ nhiễm giun chung là không chênh nhau nhiều (nam:10,8 %; nữ: 15,3 %).</em><em>Ở 2 trường chủ yếu là đơn nhiễm (11,4%); đa nhiễm chỉ gần 1,0 %. </em><em>Xã Quang Chiểu nhiễm giun 16,8 %, cao hơn thị trấn Mường Lát chỉ nhiễm 7,9 %.</em><em>&nbsp;&nbsp; </em></p> Ngọ Văn Thanh Bản quyền (c) 2024 2024-06-12 2024-06-12 140 số 2 23 23 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỶ LỆ HUYẾT THANH DƯƠNG TÍNH VỚI Toxocara spp. Ở BỆNH NHÂN ĐẾN XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG TẠI TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM VÀ CHẨN ĐOÁN Y KHOA BUÔN MA THUỘT https://tapchi.nimpe.vn/pcsr/article/view/264 <p><em>Người bị bệnh là do tình cờ nuốt phải trứng có ấu trùng Toxocara </em>spp.<em> nhiễm trong đất, nước, thức ăn từ phân của chó, mèo nhiễm bệnh. Ấu trùng có thể di chuyển qua các bộ phận của cơ thể như gan, phổi hoặc hệ thần kinh trung ương và gây ra các triệu chứng như sốt, ho, gan to hoặc viêm phổi.</em> <em>Mục tiêu</em><em> xác định tỷ lệ huyết thanh dương tính với ấu trùng Toxocara </em>spp.<em> và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đến xét nghiệm ký sinh trùng tại trung tâm xét nghiệm và chẩn đoán Y khoa Buôn Ma Thuột, với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện từ tháng 4/2022 đến tháng 2/2023; 383 đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu được </em><em>xác định tỷ lệ huyết thanh dương tính với ấu trùng</em> <em>Toxocara </em>spp. <em>bằng phương pháp ELISA (</em><em>Bộ Kit</em> <em>có độ nhạy 87,5%, độ đặc hiệu 93,3%). Kết quả tỷ lệ huyết thanh dương tính với Toxocara </em>spp.<em> là 51,7%; nhóm người thường xuyên ăn rau sống, rửa rau sống không đúng cách, nuôi chó/mèo và không tẩy giun cho chó mèo có nguy cơ nhiễm cao hơn. Kết luận có liên quan giữa tỷ lệ nhiễm Toxocara </em>spp.<em> với thói quen ăn rau sống, rửa rau sống, nuôi chó/mèo, tẩy giun cho chó/mèo,….</em></p> Đặng Đình Thành Lê Thị Xuân Quyên Bản quyền (c) 2024 2024-06-12 2024-06-12 140 số 2 31 31 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CỦA NGƯỜI DÂN TẠI HUYỆN HÀM TÂN, TỈNH BÌNH THUẬN, NĂM 2023 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG https://tapchi.nimpe.vn/pcsr/article/view/265 <p><em>Nghiên cứu </em><em>tại huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận năm 2023 nhằm đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về tiêm vắc xin phòng COVID-19 và yếu tố liên quan</em><em>.</em><em> Khảo sát bằng bộ dâu hỏi trên 419 đại diện hộ gia đình đồng thời phỏng vấn sâu 10 người (gồm 01 </em><em>là đại diện chính quyền địa phương, 01 cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, 01 Lãnh đạo Trung tâm Y tế, 01 cán bộ trạm y tế, 02 cán bộ y tế tiêm vắc xin, 03 người trên 18 tuổi) và thảo luận nhóm có chủ đích 02 nhóm (người đã tiêm đủ và chưa tiêm đủ vắc xin, 10-12 người/nhóm)</em><em>. </em><em>Kết q</em><em>uả cho thấy tỉ lệ người dân có kiến thức đúng đạt 99,5%, có thái độ đúng đạt 32,2%, thực hành đúng 77,3%. N</em><em>hóm tuổi có ảnh hưởng đến kiến thức; giới tính, dân tộc, nghề nghiệp có ảnh hưởng đến thái độ; dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thái độ có ảnh hưởng đến thực hành về tiêm phòng vắc xin COVID-19. </em></p> Nguyên Đinh Thị Mỹ Hạnh Hồ Đắc Thoàn Bản quyền (c) 2024 2024-06-12 2024-06-12 140 số 2 38 38 TỶ LỆ NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU TRÊN NGƯỜI BỆNH LƯU ỐNG THÔNG BÀNG QUANG NIỆU ĐẠO VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN https://tapchi.nimpe.vn/pcsr/article/view/267 <p><em>M</em><em>ục tiêu: </em><em>Khảo sát tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu và một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu trên người bệnh lưu ống thông bàng quang qua niệu đạo.</em> <em>Đối tượng, phương pháp:</em><em> Nghiên cứu mô tả cắt ngang </em><em>403 bệnh nhân lưu ống thông bàng quang qua niệu đạo trên 48 giờ từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2023 tại khoa Hồi sức tích cực và Hồi sức tích cực ngoại khoa - Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An</em><em> . Kết quả:</em><em> Nam chiếm 68,98% và nữ 31,02%.&nbsp; Tuổi dưới 40 chiếm 16,13%, từ 40 đến 60 tuổi chiếm 29,53%&nbsp; và&nbsp; &gt; 60 tuổi chiếm 54,34%. Thời gian lưu ống thông bàng quang qua niệu đạo ≤ 7 ngày 63,77%; từ 8-14 ngày 28,29% và trên 14 ngày 7,9%. Tỷ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu là 4,96%.Tác nhân gây bệnh: Candida 57,14%; Enterococcus 19,05%, Pseudomonasaeruginosa 14,29%, Myroides spp 4,76% và Escherichia 4,76%. T</em><em>ỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu ở nhóm&nbsp; ≥ 60 tuổi cao gấp 3,5 lần so với nhóm bệnh nhân &lt; 60 tuổi (p&lt;0,05). N</em><em>hóm lưu ống thông trên 7 ngày có tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu cao hơn 7,7 lần nhóm bệnh nhân lưu ống thông dưới 7 ngày (KTC 95% 2,48-24,3). (p &lt; 0,05)</em><em> và </em><em>T</em><em>ỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu trên bệnh nhân nữ cao gấp 1,5 tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu trên bệnh nhân nam (p&gt;0,05).</em> <em>Kết luận: </em><em>Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu là 4,96%. Tác nhân gây bệnh hay gặp là Candida và Enterococcus.</em><em> Có mối liên quan giữa t</em><em>ỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu với nhóm tuổi ≥ 60 và </em><em>&nbsp;thời gian lưu ống thông &gt;7 ngày</em><em> (p &lt; 0,05)</em><em>. </em><em>Không có mối liên quan giữa</em><em> t</em><em>ỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu với nữ giới (p&gt;0,05).</em></p> Nguyễn Đức Phúc Bản quyền (c) 2024 2024-06-12 2024-06-12 140 số 2 46 46 CĂN NGUYÊN VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN HUYẾT PHÂN LẬP ĐƯỢC TỪ NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỐNG ĐA NĂM 2020-2022 https://tapchi.nimpe.vn/pcsr/article/view/268 <p><em>Nghiên cứu </em><em>hồi cứu 193 hồ sơ bệnh án về người bệnh nhiễm khuẩn huyết điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa từ năm 2020 đến 2022 nhằm mô tả căn nguyên </em><em>vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết</em><em>. </em></p> <p><em>Kết quả: </em><em>Trong 193 hồ sơ bệnh án được nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân nữ cao hơn nam (51,81% so với 48,19%). Bệnh nhân có tuổi trung bình là 64,85, tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ cao nhất (73,57%). Nhiễm khuẩn huyết thường có ổ nhiễm khởi phát từ hô hấp, tiết niệu, ổ bụng, da niêm mạc, nhưng vẫn có tỷ lệ cao không rõ nguyên nhân (63,73%). Trong các tác nhân vi khuẩn xác định được, vi khuẩn Escherichia coli nhiễm cao nhất (66 trường hợp), tiếp theo Staphylococcus aureus (33 trường hợp), Klebsiella pneumoniae (30 trường hợp), Acinetobacter baumannii (7 trường hợp), Staphylococcus haemolyticus (6 trường hợp), Stenotrophomonas maltophilia và Staphylococcus epidermidis (đều có 5 trường hợp) còn lại 41 trường hợp là các vi khuẩn khác.</em></p> Nguyễn Công Thịnh Nguyễn Minh Toàn Đặng Thế Hưng Nguyễn Thu Hương Bản quyền (c) 2024 2024-06-12 2024-06-12 140 số 2 62 62 SỰ HÀI LÒNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ PHỤ TRÁCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TUYẾN XÃ TẠI TỈNH TRÀ VINH 2023-2024 https://tapchi.nimpe.vn/pcsr/article/view/269 <p><strong>&nbsp;</strong></p> <p><strong>Tóm tắt</strong></p> <p><em>Nghiên cứu cắt ngang năm 2023-2024 &nbsp;nhằm xác định tỷ lệ hài lòng công việc và các yếu tố liên quan của nhân viên y tế phụ trách công tác phòng, chống dịch bệnh tuyến xã tại tỉnh Trà Vinh. Nghiên cứu được thực hiện trên cỡ mẫu 100 nhân viên y tế, Kết quả nghiên cứu như sau: Tỷ lệ hài lòng công việc chung là 46,0%; 53,0% nhân viên y tế cho ý kiến trung lập và chỉ có 1,0% không hài lòng. Trong 9 khía cạnh khảo sát, bốn khía cạnh về lãnh đạo, đồng nghiệp, tính chất công việc, giao tiếp và thông tin tại được đánh giá ở mức độ hài lòng với điểm số hài lòng lần lượt là 18,0±4,1; 19,4±3,3; 19,3±3,8; 17,1±4,0. Tiền lương được đánh giá ở mức hài lòng với điểm số trung bình là 16,7±3,7. Điều kiện làm việc được đánh giá ở mức không hài lòng với điểm số thấp nhất (10,2±2,7). Ở mức độ trung lập, không ý kiến có ba yếu tố gồm cơ hội thăng tiến (15,8±3,6), phúc lợi (13,3±3,6), khen thưởng (13,8±3,4). Bên cạnh đó, nghiên cứu tìm thấy mmột số yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng như: trình độ học vấn, thu nhập, nhóm tuổi, đặc điểm chuyên môn, thâm niên công tác, đặc điểm kiêm nhiệm các nhiệm vụ với điểm số hài lòng các khía cạnh công việc của nhân viên y tế (p&lt;0,05</em></p> Nguyễn Thị Nhật Tảo Cam Quốc Dũng Phạm Quốc Đạt Nguyễn Văn Công Bản quyền (c) 2024 2024-06-12 2024-06-12 140 số 2 62 62 ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN RỐI LOẠN GIẤC NGỦ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI BỆNH VIỆN 30-4, BỘ CÔNG AN (2019-2020) https://tapchi.nimpe.vn/pcsr/article/view/270 <p><em>Nghiên cứu 166 bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn giấc ngủ theo y học cổ truyền được điều trị tại Bệnh viện 30-4, Bộ Công an từ tháng 07/2019 đến tháng 11/2020.: - Độ tuổi trung bình của dân số nghiên cứu chúng tôi là 54,5 ± 14,02 thấp nhất là 25 tuổi và cao nhất là 86 tuổi; Thời gian mắc bệnh trung bình 24,3 ± 17,0 tháng, thời gian mất ngủ ngắn nhất là 3 tháng, dài nhất là 72 tháng, trong đó thời gian mất ngủ ít nhất 12 tháng (63,3%); Thời gian vào giấc ngủ trung bình 69,7 ± 56,8 phút; Số lần thức giấc chủ yếu từ 2-3 lần (78,00%); Thời gian thức trong đêm trung bình 21,4+14,9 phút.</em></p> Vũ Hải Nam Trần Trọng Dương Đỗ Thanh Liêm Bản quyền (c) 2024 2024-06-12 2024-06-12 140 số 2 73 73 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRĨ ĐỘ II-III BẰNG PHƯƠNG PHÁP TIÊM XƠ BÚI TRĨ BẰNG THUỐC PG 60 5% TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA I-MEDICARE https://tapchi.nimpe.vn/pcsr/article/view/271 <p><em>Tiến hành nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị 30 bệnh nhân được chẩn đoán trĩ nội độ II, III bằng phương pháp tiêm xơ PG 60 5% qua nội soi ống cứng tại Phòng khám đa khoa I-Medicare (Hà Nội) từ tháng 01/2023 đến tháng 10/2023. Kết quả: Bệnh trĩ gặp ở cả nam và nữ; gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt thành thị hay nông thôn, đặc biệt bệnh liên quan đến yếu tố nghề nghiệp mang tính chất lao động nặng và căng thẳng về mặt tinh thần.Tác dụng của tiêm PG 60 5% qua nội soi ống cứng tiêm xơ búi trĩ rất tốt và hiệu quả đối với trĩ nội độ II, III.</em></p> Trần Trọng Dương Vũ Hải Nam Park Sung Jong Bản quyền (c) 2024 2024-06-12 2024-06-12 140 số 2 80 80 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ THOÁT VỊ BẸN ĐƯỢC PHẪU THUẬT NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH VÀ NAM ĐỊNH 2020-2022 https://tapchi.nimpe.vn/pcsr/article/view/272 <p><em>Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm bệnh lý thoát vị bẹn trên 164 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình và Nam Định. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 164 người bệnh nam giới từ 18 tuổi trở lên, mắc thoát vị bẹn được phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình và Nam Định từ tháng 6 năm 2020 đến tháng 9 năm 2022. Ghi nhận các thông số thời gian phẫu thuật, biến chứng sau mổ, thời gian nằm viện, kết quả điều trị, thời gian hồi phục. Kết quả: Tuổi trung bình 56,9±13,9; tỷ lệ người bệnh trên 40 tuổi là 87,2%. Tỷ lệ mắc ở người lao động nặng là 53,1%. 65,9% gặp ở đối tượng thừa cân. 100% trường hợp vào viện với lý do xuất hiện khối phồng vùng bẹn. 68,9% trường hợp mắc bệnh trong vòng 6 tháng. 96,4% không có tiền sử về phẫu thuật. Tỷ lệ mắc bên phải gặp nhiều hơn 58,5%. 78,7% là thoát vị bẹn gián tiếp. Phân loại theo Nyhus: 60,4% loại II; 17,7% loại IIIa; 21,3% loại IIIb và 0,6% loại IV. Tổn thương trong phẫu thuật: 28,1% là quai ruột; 27,4% là mạc nối lớn và 20,1% có cả 2 loại. Kết luận: Thoát vị bẹn được phẫu thuật nội soi thường gặp ở người lớn tuổi, thừa cân béo phì. Bên phải gặp nhiều hơn bên trái. Phần lớn là thoát vị bẹn gián tiếp hoặc loại II theo phân loại của Nyhus.</em></p> <p><em>Thoát vị bẹn; Đặc điểm bệnh tật; Phẫu thuật nội soi</em></p> Trần Thái Phúc Đỗ Văn Chiểu Bản quyền (c) 2024 2024-06-12 2024-06-12 140 số 2 87 87