THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN TRÒN ĐƯỜNG RUỘT Ở TRẺ 24 ĐẾN 72 THÁNG TUỔI TẠI 2 TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN MƯỜNG LÁT,TỈNH THANH HÓA, NĂM 2023

Các tác giả

  • Ngọ Văn Thanh

Từ khóa:

Giun tròn đường ruột, trẻ 24-<72 tháng tuổi, Mường Lát, Thanh Hoá

Tóm tắt

Xét nghiệm phân đổng thời bằng phương pháp trực tiếp, phong phú và phương pháp Graham (Kỹ thuật dùng băng dính trong)cho 202 trẻ từ 24 đến <72 tháng tuổi tại 2 Trường mầm non xã Quang Chiểu Thị trấn Mường Lát của huyện Mường Lát, Thanh Hoá, trong tháng 6/2023. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung là 12,4 %, nhiễm giun đũa 5,0%, nhiễm giun kim 8,4 %. Không có trường hợp nào nhiễm giun tóc và giun móc/mỏ.Tỷ lệ nhiễm giun ở nhóm nhà trẻ 24 - < 36 tháng tuổi là 20,9 %, cao hơn nhóm mẫu giáo ≥36 tháng đến<72 tháng tuổi (8,6 %), đặc biệt là nhiễm giun kim cũng cao hơn(14,5 % so với 5,7 %).Giữa trẻ nam và trẻ nữ có tỷ lệ nhiễm giun chung là không chênh nhau nhiều (nam:10,8 %; nữ: 15,3 %).Ở 2 trường chủ yếu là đơn nhiễm (11,4%); đa nhiễm chỉ gần 1,0 %. Xã Quang Chiểu nhiễm giun 16,8 %, cao hơn thị trấn Mường Lát chỉ nhiễm 7,9 %.  

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Lương Tình , Nguyễn Thị Liên Hương và cộng sự.”Thực trạng và yếu tố nguy cơ nhiễm giun đường ruột ở trẻ em từ 12-60 tháng tuổi tại Thanh Hoá và Hà Giang, năm 2015”.Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, Số 1(90)/2016, trang 3

Nguyễn Văn Đề, Phạm Văn Thân, Phạm Ngọc Minh (2020), Ký sinh trùng Y học, Giáo trình đào tạo Bác sỹ đa khoa, Đại học Y Hà Nội, NXB Y học, năm 2020, tr: 157- 183; 262-264.

Điều 5, Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT), ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Hà Nội (2006). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Y học và sức khỏe cộng đồng. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2006, tr: 58-61.

Ngọ Văn Thanh (2002). “Tình trạng nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ ở một số điểm dân cư tỉnh Thanh Hóa năm 2002”. Luận văn Thạc sỹ Y học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), tr: 44 -54.

Thân Trọng Quang (2009),”Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc, mỏ ở cộng đồng người Êđê tại 2 xã tỉnh Đăk Lăk và hiệu quả của biện pháp truyền thông điều trị nhiễm giun, năm 2009”; Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội, 2009, trang 13-16

Đỗ Trung Dũng, Nguyễn Đức Thuỷ, Nguyễn Luơng Tình và cộng sự.”Thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ từ 12-60 tháng tuổi tại hai tỉnh Hà Giang và Cao Bằng, năm 2019”.Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 2(116)/2020, trang 9-14.

Nguyễn Đức Ngân và CS(1987), “Tình hình nhiễm giun đường ruột của 3 nhà trẻ ở Thành Phố Thái Nguyên – Bắc Thái”. Kỷ yếu Công trình nghiên cứu khoa học, quyển 3 NXB Y học Hà Nội , tr: 30-31.

Lê Trường Giang và cộng sự “Thực trạng nhiễm giun truyền qua đất của học sinh lớp 3 và 4 tại 3 xã huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ năm học 2018-2019”, Tạp chí Y Dược Cổ truyền Việt Nam, số 04 (371-2021), trang 61.

Phạm Trung Kiên (2003), “Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp cộng đồng đến bệnh tiêu chảy và nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng Hà Nam”, Luận án Tiến sĩ y học, Đại học y Hà Nội, tr: 25-26

Lê Thị Tuyết (2000), “Tình trạng nhiễm giun đũa, giun tóc móc/mỏ và hiệu quả một số biện pháp can thiệp trong phòng chống ở một số xã tỉnh Thái Bình”, Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, tr: 32-33

Đã Xuất bản

12-06-2024

Cách trích dẫn

Thanh, N. V. (2024). THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN TRÒN ĐƯỜNG RUỘT Ở TRẺ 24 ĐẾN 72 THÁNG TUỔI TẠI 2 TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN MƯỜNG LÁT,TỈNH THANH HÓA, NĂM 2023. TẠP CHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG, 140(số 2), 23. Truy vấn từ https://tapchi.nimpe.vn/pcsr/article/view/263