THỰC TRẠNG BỆNH SỐT MÒ TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ KHU VỰC TÂY NGUYÊN

Các tác giả

  • Văn Trọng Phan
  • Đình Thành Đặng
  • Thanh Xuân Mai Thị
  • Nguyễn Văn Chuyên

Từ khóa:

Từ khóa: sốt mò, Orientia tsutsugamushi

Tóm tắt

Bệnh sốt mò thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm, lây truyền từ động vật sang người, tác nhân gây bệnh là Orientia tsutsugamushi ký sinh nội bào bắt buộc và truyền bệnh cho người và vật chủ trung gian truyền bệnh qua vết đốt của ấu trùng mò. Với mục tiêu nhằm mô tả đặc điểm vật chủ, vector truyền bệnh, sự lưu hành kháng thể kháng Orientia tsutsugamushi và thực trạng bệnh sốt mò trong cộng đồng dân cư khu vực Tây Nguyên. Thiết kế mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu có phân tích. Đối tượng là những loại động vật nuôi, động vật hoang dại, trung gian truyền bệnh mò và cộng đồng dân cư tại khu vực Tây Nguyên. Kết quả cho thấy  tỷ lệ nhiễm mò Ascoschoengastia (Laurentella) indica ở Gia Lai 70,90%, Đắk Nông 51,62%, Đắk Lắk 66,46%, Kon Tum 55,56%. Tỷ lệ nhiễm mò Leptotrombidium (Lep.) deliense ở Đắk Nông 23,10%, Kon Tum 18,52%, Đắk Lắk 5,02% và Gia Lai 1,49%. Tỷ lệ người có kháng thể kháng Orientia tsutsugamushi chung là 12,17%. Tại 4 tỉnh nghiên cứu đều thu được loài mò có khả năng truyền bệnh sốt mò là Leptotrombidium (Lep.) deliense và Ascoschoengastia (Laurentella) indica; Tỷ lệ người có kháng thể kháng Orientia tsutsugamushi chung là 12,17%.

        

Tài liệu tham khảo

Ana Bonell, Yoel Lubell, Paul N. Newton, John A. Crump, and Daniel H. Paris (2017), "Estimatingthe burden of scrubtyphus: A systematic review." PLOS Neglected Tropical Diseases. 11(9).

Nguyễn Văn Châu, Phùng Xuân Bích, Dương Thị Mùi (2005), "Tìm hiểu phân bố các loài mò (Trombiculidae) liên quan đến sự phân bố bệnh sốt mò (Tsutsugamushi ) ở một số địa phương thuộc tỉnh Quảng Ninh." Báo cáo tại Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Sốt rét - Ký sinh trùng – Côn trùng, giai đoạn 2001-2005. Nhà xuất bản Y học: p. 267-279.

Nguyễn Lê Khánh Hằng, Nguyễn Văn Tình (2016), "Xác định nhiễm Orientia tsutsugamushi ở bệnh nhân nghi nhiễm sốt mò đến điều trị tại một số bệnh viện tại Hà nội 2015-2016." Tạp chí Y học dự phòng. 5(104)(0868-2836): p. 55-60.

Lê Hồng Quang, Trần Huy Hoàng, Hồ Lê Cẩm Nhung (2012), "Nghiên cứu đặc điểm bệnh sốt mò và đánh giá hiệu quả điều trị bằng Cloramphenicol." Tạp chí Y học Việt Nam. p. 84-90.

Đoàn Trọng Tuyên, Vũ Chiến Thắng, Nguyễn Minh Tiếp, Nguyễn Viết Sự, Trần Quang Nguyên (2008), "Khảo sát mức độ lưu hành bệnh sốt mò tại một số khu vực thuộc Tuyên Quang, Khánh Hòa và Kon Tum." Tạp chí Y học quân sự. (1859-1868): p. 30-34.

Viện SR-KST-CT Trung ương (2015), Bệnh sốt mò. Available from: https://www.impehcm.org.vn/noi-dung/kham-benh-giun-san/benh-sot-mo.html. https://www.impehcm.org.vn/noi-dung/kham-benh-giun-san/benh-sot-mo.html.">

Đã Xuất bản

12-06-2024

Cách trích dẫn

Phan, V. T., Đặng, Đình T., Mai Thị, T. X., & Văn Chuyên , N. (2024). THỰC TRẠNG BỆNH SỐT MÒ TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ KHU VỰC TÂY NGUYÊN. TẠP CHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG, 139(số 1), 25. Truy vấn từ https://tapchi.nimpe.vn/pcsr/article/view/252