DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG BỆNH XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GLUCOCORTICOIDS TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN 2020
Từ khóa:
Từ khóa: Xuất huyết giảm tiểu cầu, Glucocorticoids.Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch trẻ em và kết quả điều trị Glucocorticoids ở trẻ tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. 41 bệnh nhân được chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch và điều trị bằng Gluocorticoids từ tháng 1/2020 - 12/2020. Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Tỉ lệ nam/nữ là 1,28/1; tỉ lệ trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp trước khi biểu hiện là 51.22%. 100% trường hợp có biểu hiện xuất huyết dưới da, chủ yếu là xuất huyết dạng chấm và nốt (51,22%), mức độ xuất huyết chủ yếu là độ 2, độ 3, thiếu máu mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ 21,95%, Hb trung bình là 118,68 ± 14,35g/l; 80,5% trường hợp trẻ nhập viện có số lượng tiểu cầu dưới 20G/l. Tỷ lệ trẻ không có xuất huyết mới trong 3 ngày điều trị bằng Glucocorticoids là 85,4%. Các triệu chứng lâm sàng cải thiện tốt trong quá trình điều trị. Số lượng tiểu cầu tăng sau 3 ngày điều trị: là 128,19 ± 30,30 G/l đối với nhóm không truyền khối tiểu cầu, và 75,24 ± 11,71 G/l đối với nhóm có truyền khối tiểu cầu; sau 6 ngày điều trị là 238,06 ± 59,06 G/l và 154,88 ± 24,45 G/l; số ngày điều trị trung bình của trẻ là 11,29 ± 3,9 ngày; 7,32%. có hội chứng Cushing do dùng Glucocorticoids kéo dài.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Thị Minh An (1995), Xuất huyết giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân, Bài giảng bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, tr 192- 199.
Lâm Thị Mỹ (2016), Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, Sách giáo khoa Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 1039 - 1041.
Nguyễn Công Khanh (1991), Bệnh máu tại khoa huyết học lâm sàng Bệnh viện Nhi Trung Ương, Kỷ yếu công trình 10 năm 1981- 1991, Hà Nội, tr 93- 99.
Nguyễn Công Khanh (2018), Huyết học lâm sàng Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, tr 233- 250.
Lê Thị Ngọc Dung (2003), Đặc điểm xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ nhũ nhi tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, Tạp chí Y học thực hành số 10, tr 59- 63.
Shad AT, Gonzalez CE và cộng sự (2007), Treatment of immune thrombocytopenic purpura in children : current concepts, Paediatr Drugs, 7(5), tr 325- 336.
Ngô Quý Châu (2018), Hội chứng xuất huyết, Triệu chứng học Nội khoa tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 190- 196.
Trần Thị Mạnh, Nguyễn Thị Mai Hương (2018), Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch ở trẻ nhỏ, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em (cập nhật năm 2018), Bệnh viện Nhi Trung Ương, Hà Nội, tr 445- 451
Trần Văn Bình (1997), Xuất huyết giảm tiểu cầu. Nhận xét lâm sàng trên 302 trường hợp, Tạp chí Y học Việt Nam tập 215 số 4, tr 12-16.
Lâm Thị Mỹ (2016), Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, Sách giáo khoa Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 1039 - 1041.
Nguyễn Văn Thắng, Trần Thị Thu Hương (2007), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, Tạp chí nghiên cứu Y học số 49, tr 40-46.
Trần Thị Mạnh, Nguyễn Thị Mai Hương (2019), Nhận xét kết quả điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát ở trẻ từ 1 tháng đến 24 tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, Tạp chí nghiên cứu và thực hành Nhi khoa số 2 (4-2019), tr 17- 23.
Blanchette (2010), Childhood Immune Thrombocytopenic Purpura: Diagnosis and Management, Pediatric Clinics of North America, 55:2, tr 249- 273.
Jonh A. D’orazio (2013), ITP in children: Pathophysiology and current treatment approaches, J Pediatr hematol oncol, 35, tr 1- 13.
Nguyễn Hà Thanh (2018), Bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, Bệnh học Nội khoa tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 427- 431.
Buchanan GR, Holtkamp CA (1984), Prednisone therapy for children with newly diagnosed idiopathic thrombocytopenic purpura. A randomized clinical trial, Am J Pediatr Hematol Oncol, tr 355- 361.