NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SIÊU ÂM NỘI SOI VÀ CHỌC HÚT TẾ BÀO BẰNG KIM NHỎ TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ TỤY
Từ khóa:
Từ khóa: Siêu âm nội soi, chọc hút tế bào bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm nội soi, ung thư tụy, đặc điểm lâm sàng, đặc điểm hóa sinhTóm tắt
Ung thư tụy (UTT) là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do các loại ung thư và là một trong các loại ung thư thư đường tiêu hóa có tiên lượng xấu nhất với tỉ lệ sống sau 5 năm thấp kể cả khi được điều trị. Phần lớn bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn. Nếu được phát hiện sớm và điều trị thích hợp thì tỷ sống sau 5 năm của bệnh nhân được cải thiện đáng kể. Siêu âm nội soi (SANS) với đầu dò tần số cao có khả năng tiếp cận lý tưởng với tụy giúp cho việc đánh giá các tổn thương đặc biệt là các tổn thương nhỏ (<2cm) được chính xác hơn. Ngoài ra SANS còn giúp hướng dẫn chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (EUS-FNA) giúp xác định bản chất của tổn thương.
Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, hóa sinh và hình ảnh siêu âm nội soi của ung thư tụy và Đánh giá giá trị và độ an toàn của kỹ thuật chọc hút tế bào bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm nội soi trong chẩn đoán ung thư tụy.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 31 bệnh nhân được chẩn đoán u tụy, có làm SANS và có chẩn đoán cuối cùng tổn thương tại tụy dựa trên kết quả của tế bào học và mô bệnh học.
91,3% bệnh nhân UTT có đau bụng, mệt mỏi 78,3%, sụt cân 69,6%. Tiền sử thường gặp là hút thuốc lá (43,5%), uống rượu lượng nhiều (39,1%), đái tháo đường (34,8%). 55,0% bệnh nhân có CA 19.9 >37 U/mL. Đặc điểm tổn thương trên siêu âm nội soi: vị trí đầu tụy 59,1%, giảm âm 100,0%, âm không đồng nhất 63,5%, bờ không đều 59,1%, u đặc 84,6%. Tổn thương ngoài u phổ biến là hạch ổ bụng chiếm 69,6%, ống tụy giãn 47,8%. Giá trị của SANS trong chẩn đoán ung thư tụy: độ nhạy (Se) 91,3%, độ đặc hiệu (Sp) 75,0%, giá trị tiên đoán dương (PPV) 91,3%, giá trị tiên đoán âm (NPV) 75%, độ chính xác (Acc) 87,1%. Giá trị chẩn đoán ung thư tụy của EUS-FNA: Se 60,0%, Sp 100,0%, PPV 100,0%, NPV 55,6%, Acc 73,3%. SANS và EUS-FNA có giá trị cao hơn siêu âm, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ trong chẩn đoán ung thư tụy. SANS có giá trị trong chẩn đoán hạch ổ bụng: Se 85,7%, Sp 83,3%, PPV 85,7%, NPV 83,3%, Acc 84,6%. Chẩn đoán xâm lấn mạch máu: Se 60,0%, Sp 100,0%, PPV 100,0%, NPV 80,0%, Acc 84,6%. Đánh giá kích thước u: Không có sự khác biệt về đánh giá kích thước trung bình khối u giữa SANS và phẫu thuật cũng như SA, CLVT/CHT (p >0,05). Có 1/15 trường hợp xảy ra biến chứng chảy máu sau EUS-FNA.
Hút thuốc lá, uống rượu lượng nhiều và đái tháo đường là tiền sử phổ biến nhất. 55,0% bệnh nhân UTT có CA 19.9 >37 U/mL. Đặc điểm tổn thương phổ biến là giảm âm không đồng nhất, bờ không đều, vị trí đầu tụy, cấu trúc u đặc. Đặc điểm ngoài u phổ biến là hạch ổ bụng, giãn ống mật chủ và giãn ống tụy. SANS và EUS-FNA có giá trị cao trong chẩn đoán ung thư tụy, đánh giá kích thước khối, xâm lấm mạch máu, hạch ổ bụng. Đây là những kĩ thuật tương tối an toàn.
Tài liệu tham khảo
Trịnh Phạm Mỹ Lệ, Hồ Đăng Quý Dũng, Trần Văn Huy (2021), "Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, sinh học và siêu âm nội soi ở bệnh nhân ung thư tụy tại bệnh viện Chợ Rẫy", Tạp chí Y Dược học, 11, tr. 60-65.
Nguyễn Trường Sơn (2017), Nghiên cứu giá trị siêu âm nội soi và chọc hút bằng kim nhỏ trong chẩn đoán ung thư tụy, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
Bispo M. et al (2021), "The Role of Endoscopic Ultrasound in Pancreatic Cancer Staging in the Era of Neoadjuvant Therapy and Personalised Medicine", GE Port J Gastroenterol, 28(2), pp. 111-120.
Bosetti C. et al (2012), "Cigarette smoking and pancreatic cancer: an analysis from the International Pancreatic Cancer Case-Control Consortium (Panc4)", Ann Oncol, 23(7), pp. 1880-8.
Chari S.T. (2007), "Detecting early pancreatic cancer: problems and prospects", Semin Oncol, 34(4), pp. 284-94.
De La Cruz M.S., A.P. YoungM.T. Ruffin (2014), "Diagnosis and management of pancreatic cancer", Am Fam Physician, 89(8), pp. 626-32.
Gress F.G Savides T.J (2009), Endoscopic Ultrasonography Second edition, John Wiley-Blackwell, West Sussex.
Gress F.G S.T.J., Bounds B.C, et al (2012), Atlas of Endoscopic Ultrasonography, 1st ed, Wiley-Blackwell, West Sussex.
Keihanian T., J.A. BarkinE.O. Souto (2021), "Early Detection of Pancreatic Cancer: Risk Factors and the Current State of Screening Modalities", Gastroenterol Hepatol (N Y), 17(6), pp. 254-262.
Nawaz H. et al (2013), "Performance characteristics of endoscopic ultrasound in the staging of pancreatic cancer: a meta-analysis", JOP, 14(5), pp. 484-97.
Porta M. et al (2005), "Exocrine pancreatic cancer: symptoms at presentation and their relation to tumour site and stage", Clin Transl Oncol, 7(5), pp. 189-97.
Ramsay D. et al (2004), "Identification and staging of pancreatic tumours using computed tomography, endoscopic ultrasound and mangafodipir trisodium-enhanced magnetic resonance imaging", Australas Radiol, 48(2), pp. 154-61.
Rhee H. M.-S. Park (2021), "The Role of Imaging in Current Treatment Strategies for Pancreatic Adenocarcinoma", Korean Journal of Radiology, 22(1), p. 23.
Rosato V. et al (2015), "Population attributable risk for pancreatic cancer in Northern Italy", Pancreas, 44(2), pp. 216-20.
Siegel R.L. et al (2021), "Cancer Statistics, 2021", CA Cancer J Clin, 71(1), pp. 7-33.
Soriano A. et al (2004), "Preoperative staging and tumor resectability assessment of pancreatic cancer: prospective study comparing endoscopic ultrasonography, helical computed tomography, magnetic resonance imaging, and angiography", Am J Gastroenterol, 99(3), pp. 492-501.
Sung H. et al (2021), "Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries", CA Cancer J Clin, 71(3), pp. 209-249.
Tellez-Avila F.I. et al (2012), "Vascular invasion in pancreatic cancer: predictive values for endoscopic ultrasound and computed tomography imaging", Pancreas, 41(4), pp. 636-8.