NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA THÔNG KHÍ NHÂN TẠO KHÔNG XÂM NHẬP BẰNG ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC TRONG ĐIỀU TRỊ PHÙ PHỔI CẤP DO TIM TẠI KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Các tác giả

  • Tân Nguyễn Hữu
  • Nam Trịnh Xuân
  • Hương Đào Thị
  • Đức Phúc Nguyễn
  • Vân Anh Đặng Thị

Từ khóa:

Từ khóa: Thông khí nhân tạo không xâm nhập, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An

Tóm tắt

Đánh giá hiệu quả lâm sàng và cận lâm sàng ở những bệnh nhân phù phổi cấp do tim được điều trị bằng phương thức thông khí nhân tạo không xâm nhập (TKNTKXN) áp lực dương liên tục CPAP và xác định các biến chứng của phương pháp này đối với người bệnh; Trong 41 bệnh nhân phù phổi cấp do tim được đưa vào nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận lứa tuổi trung bình là (73,1 ± 13,775), nam chiếm 58,5%. Tăng huyết áp cấp tính (36,6%), hội chứng mạch vành cấp (24,4%), bệnh van tim (22%) là những nguyên nhân chiếm tỷ lệ hàng đầu gây nên bệnh cảnh phù phổi cấp do tim. Thời gian bệnh nhân được TKNTKXN trung bình là 2,35 giờ, thời gian nằm viện là 11,51 ngày, thời gian nằm ICU là 3,32 ngày. Mức độ khó thở nặng trước khi TKNTKXN là 75,6%, sau khi bệnh nhân được TKNTKXN tỷ lệ này giảm còn 17,1%. Mạch giảm 20 lần/phút, nhịp thở giảm 8 lần/phút, huyết áp tâm thu giảm 45 mmHg, huyết áp tâm trương giảm 15 mmHg, SpO2 tăng 20%. pH tăng 0,12, pO2 tăng 54 mmHg, pCO2 giảm 12 mmHg, PaO2/FiO2 tăng 133. Tỷ lệ thành công với TKNTKXN bằng CPAP là 82,9%, có 17,1% thất bại phải đặt ống nội khí quản. Sống sót ra viện là 85,4% và nặng xin về là 14,6%. Có 6 tác dụng phụ và biến chứng được ghi nhận bao gồm: đỏ da tiếp xúc, tuột mặt nạ, rò khí qua mặt nạ, loét miệng, chướng hơi dạ dày và xung huyết kết mạc, trong đó đỏ da tiếp xúc chiếm tỷ lệ cao nhất với 68,3%; Sau khi kết thúc TKNTKXN, bệnh nhân đã có những cải thiện các thông số lâm sàng và khí máu động mạch. TKNTKXN bằng áp lực dương liên tục CPAP nên được áp dụng sớm cho các bệnh nhân bị phù phổi cấp do tim.

 

 

Tài liệu tham khảo

Phùng Nam Lâm (2011), Nghiên cứu hiệu quả của thông khí nhân tạo không xâm nhập trong điều trị bệnh nhân suy hô hấp cấp tại khoa cấp cứu, trường Đại học y Hà Nội, Hà Nội.

Susan M.J., Ari M.C., Gregory A.E. (2009), Acute Decompensated Heart Failure, Tex Heart Inst J, 36(6), pp. 510 - 520.

Fonarow G.C., Kirkwood F.A. (2005), Risk Stratification for In-Hospital Mortality in Acutely Decompensated Heart Failure: Classification and Regression Tree Analysis, JAMA, 293(5), pp. 572 – 580

Nguyễn Tiến Đức (2015), Nghiên cứu nồng độ Brain Natriuretic Peptide (BNP) huyết thanh ở bệnh nhân phù phổi cấp do tim được thở máy áp lực dương không xâm lấn, Trường đại học Y dược, đại học Huế.

Ngô Sỹ Ngọc và cs (2017), Khảo sát thông khí áp lực dương liên tục ở bệnh nhân phù phổi cấp do tim tại khoa tim mạch – lão khoa bệnh viện tim mạch An Giang, Tạp chí Y học thực hành.

Othman A.H., Helmy A.T., Ayman N. (2011), Study the Efficacy of Using Non Invasive Positive Pressure Ventilation as a Prophylactic Modality against Post-Extubation Respiratory Failure in Patients with Cardiogenic Pulmonary Edema, Journal of American Science,7(11),pp. 300-313.

Singh V.K., Khanna P., Rao B.K. (2006), Outcome predictors for non- invasive positive pressure ventilation in acute respiratory failure, J Assoc physicians India, 54, pp. 361 - 365.

Keennan P.S., Sinuff T. (2011), Clinical practice guidelines for the use of noninvasive positive pressure ventilation and noninvasive continuos positive airway pressure in the acute care setting, CMAJ,183(3), pp.195- 110.

Shirakabe A., Hata N. (2011), Predicting the success of noninvasive positive pressure ventilation in emergency room for patients with acute heart failure, J Cardiol, 57(1), pp. 107 - 114.

Zannad F., Mebazaa A. (2006), Clinical profile, contemporary management and one-year mortality in patients with severe acute heart syndromes: The EFICA study, European Journal of Heart Failure, 8, pp. 697 – 605

Đỗ Minh Hiến và cộng sự (2010), Nghiên cứu áp dụng thở máy áp lực dương liên tục (CPAP) qua mặt nạ trong điều trị phù phổi cấp do tim, Y học thực hành, 7, trang 43 – 45.

Các tệp bổ sung

Đã Xuất bản

07-08-2023

Cách trích dẫn

Nguyễn Hữu, T., Trịnh Xuân, N., Đào Thị, H., Nguyễn, Đức P., & Đặng Thị, V. A. (2023). NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA THÔNG KHÍ NHÂN TẠO KHÔNG XÂM NHẬP BẰNG ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC TRONG ĐIỀU TRỊ PHÙ PHỔI CẤP DO TIM TẠI KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN. TẠP CHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG, 136(4), 40. Truy vấn từ https://tapchi.nimpe.vn/pcsr/article/view/201