NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN GIỮA VẮC XIN VÀ BỆNH TIM MẠCH

Các tác giả

  • Đình Bình Tran

Tóm tắt

Sử dụng vắc xin là đưa vào cơ thể kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc thành phần có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Tình trạng miễn dịch mà cơ thể có được sau khi sử dụng vắc xin là kết quả của sự đáp ứng miễn dịch đối với các thành phần kháng nguyên có trong vắc xin. Sự bảo vệ hình thành nhờ sự đáp ứng miễn dịch vừa dịch thể (globulin miễn dịch đặc hiệu nhất là IgG, có thể IgA và IgM), vừa trung gian tế bào (đại thực bào và tế bào lympho). Vắc xin rất an toàn và hiệu quả để phòng chống mắc bệnh nhiễm trùng, tuy nhiên có thể gây ra một số phản ứng phụ. Những người có bệnh tim mạch (như rung nhĩ, đau thắt ngực do bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, đái tháo đường, suy tim, ghép tim, thuyên tắc phổi, bệnh mạch máu ngoại vi, đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua, sa sút trí tuệ...) đều nên tiêm các loại vắc xin phòng bệnh, điều này giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm nguy cơ phải nhập viện do nhiễm bệnh và giảm nguy cơ tử vong một khi mắc bệnh nhiễm trùng. Các nghiên cứu hiện nay về vắc xin và đặc biệt là vắc xin phòng ngừa COVID-19 trên nhiều nhóm đối tượng, trong đó có bệnh nhân tim mạch, không thấy bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào. Lợi ích sức khỏe cá nhân và cộng đồng của việc tiêm chủng vắc xin vẫn lớn hơn nhiều so với nguy cơ tai biến do tiêm chủng cho bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch, nên các chuyên gia khuyến nghị tất cả cần đi tiêm chủng khi cần thiết để ngăn ngừa hữu hiệu nguy cơ nhiễm trùng.

Sử dụng vắc xin là đưa vào cơ thể kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc thành phần có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Tình trạng miễn dịch mà cơ thể có được sau khi sử dụng vắc xin là kết quả của sự đáp ứng miễn dịch đối với các thành phần kháng nguyên có trong vắc xin. Sự bảo vệ hình thành nhờ sự đáp ứng miễn dịch vừa dịch thể (globulin miễn dịch đặc hiệu nhất là IgG, có thể IgA và IgM), vừa trung gian tế bào (đại thực bào và tế bào lympho) [1]. Vắc xin rất an toàn và hiệu quả để phòng chống mắc bệnh nhiễm trùng, tuy nhiên có thể gây ra một số phản ứng phụ, vậy những người mắc bệnh tim mạch thì có nguy cơ gì khi tiêm chủng vắc xin hay không?

Tài liệu tham khảo

Bộ môn Vi sinh (2021). Giáo trình Vi sinh vật y học cho sinh viên ngành kỹ thuật xét nghiệm y học. Vắc xin và Huyết thanh. Nhà xuất bản Đại học Huế, 2021, trang 89-103.

Bộ Y tế (2022). Công văn số 2357/BYT-DP về việc triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) nhằm tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19 cho những người đã được tiêm chủng.

Chính phủ (2022). Công điện số 664/CĐ-TTg ngày 25/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về tăng cường công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Thư viện pháp luật (2022). https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/34503/tong-hop-thong-tin-ve-vac-xin-covid-19-tai-viet-nam. https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/34503/tong-hop-thong-tin-ve-vac-xin-covid-19-tai-viet-nam.">

Andre Ian Francis , Saudah Ghany, Tia Gilkes,1 Srikanth Umakanthan (2022). Review of COVID-19 vaccine subtypes, efficacy and geographical distributions. Postgrad Med J 2022;98:389–394. doi:10.1136/postgradmedj-2021-140654.

Asra Fazlollahi, Mahdi Zahmatyar, Maryam Noori, Seyed Aria Nejadghaderi, Mark J M Sullman, Reza Shekarriz-Foumani, Ali-Asghar Kolahi, Kuljit Singh, Saeid Safiri. Cardiac complications following mRNA COVID-19 vaccines: A systematic review of case reports and case series. Rev Med Virol. 2022 Jul;32(4):e2318. doi: 10.1002/rmv.2318. Epub 2021 Dec 17.

Bahar Behrouzi, Deepak L. Bhatt, Christopher P. Cannon, Orly Vardeny, Douglas S. Lee, Scott D. Solomon, Jacob A. Udell (2022). Association of Influenza Vaccination With Cardiovascular Risk A Meta-analysis. JAMA Network Open. 2022;5(4):e228873. doi:10.1001/jamanetworkopen.2022.8873

Fawziah Marraa, Angel Zhangb, Emma Gillmanb, Katherine Bessaib, Kamalpreet Parhara, Nirma Khatri Vadlamudia (2020). The protective effect of pneumococcal vaccination on cardiovascular disease in adults: A systematic review and meta-analysis. International Journal of Infectious Diseases, 99 (2020) 204–213.

Józefa Dąbek1 and Oskar Sierka (2022). Knowledge of Silesia adult inhabitants regarding preventive vaccinations effect on cardiovascular diseases. BMC Public Health (2022) 22:1949, https://doi.org/10.1186/s12889-022-14337-9 https://doi.org/10.1186/s12889-022-14337-9">

Yash M. Maniar, Ahmad Al Abdouh Erin D (2022). Michos Influenza Vaccination for Cardiovascular Prevention: Further Insights from the IAMI Trial and an Updated Meta analysis, Current Cardiology Reports (2022) 24:1327–1335

Các tệp bổ sung

Đã Xuất bản

07-08-2023

Cách trích dẫn

Tran, Đình B. (2023). NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN GIỮA VẮC XIN VÀ BỆNH TIM MẠCH. TẠP CHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG, 136(4), 27. Truy vấn từ https://tapchi.nimpe.vn/pcsr/article/view/199