ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH GIUN RỒNG Ở NGƯỜI TẠI BA TỈNH PHÚ THỌ, YÊN BÁI VÀ THANH HOÁ

Các tác giả

  • Nguyễn Lương Tình
  • Nguyễn Quang Thiều
  • Trần Quang Phục
  • Đỗ Trung Dũng,

DOI:

https://doi.org/10.59253/tcpcsr.v131i5.174

Tóm tắt

Bệnh giun rồng (Bệnh giun Guinea) do một loại giun tròn có tên là Dracunculus
medinensis gây ra. Đây là bệnh thuộc nhóm bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTDs) và là
bệnh ký sinh trùng đầu tiên được Tổ chức Y tế Thế giới hướng tới mục tiêu thanh toán
trên phạm vi toàn cầu từ năm 1986. Tại Việt Nam ca bệnh giun rồng đầu tiên được báo
cáo vào tháng 4 năm 2020 và sau đó xuất hiện rải rác các trường hợp bệnh ở người kể
từ năm 2020 đến 2022. Chúng tôi đã tiến hành một nghiên cứu bệnh chứng tại các tỉnh
Phú Thọ, Thanh Hóa và Yên Bái từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2022 để đánh giá biểu
hiện lâm sàng và các yếu tố nguy cơ nhiễm giun rồng bằng phương pháp phỏng vấn sâu.
Nhóm bệnh gồm 15 trường hợp bệnh đã được xác nhận nhiễm giun rồng trong thời gian
từ năm 2020-2022. Nhóm chứng gồm 60 người ở gần nhất với nhà bệnh nhân, không
phân biệt độ tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp (mỗi trường hợp bệnh được kết hợp
với 4 đối chứng). Kết quả điều tra cho thấy các biểu hiện lâm sàng chính của bệnh giun
rồng bao gồm: Nổi mẩn, ngứa (100%); Có nốt sưng tấy khu trú (100%); Đau cơ vùng
giun khu trú (93,3%); Đau, rát nốt sưng tấy (93,3%); Chảy dịch từ nốt sưng tấy (73,3%);
Có đầu giun trồi ra từ nốt sưng tấy (80%). Các yếu tố liên quan đến nhiễm giun rồng
bao gồm ăn cá sống với OR 23,8 (95%CI 1,36-416,35); ăn thịt ếch, nhái tái sống với
OR 38,5 (95%CI 8,34-177,66); ăn thịt rắn tái, sống OR 7,9 (95% CI 2,11-29,46); uống
nước không sạch OR 35,4 (95%CI 2,02-617,76). Tuy nhiên, cần có các nghiên cứu sâu
hơn về thực trạng nhiễm, nguồn bệnh, mầm bệnh tại các vùng dịch tễ. Bên cạnh đó, cần
có các biện pháp truyền thông giáo dục người dân về cách tiêu thụ thực phẩm thủy sinh

Đã Xuất bản

03-07-2023

Cách trích dẫn

Nguyễn Lương Tình, Nguyễn Quang Thiều, Trần Quang Phục, & Đỗ Trung Dũng,. (2023). ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH GIUN RỒNG Ở NGƯỜI TẠI BA TỈNH PHÚ THỌ, YÊN BÁI VÀ THANH HOÁ. TẠP CHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG, 131(5). https://doi.org/10.59253/tcpcsr.v131i5.174

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 > >>