NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC GIÁM SÁT VÀ ĐÁP ỨNG SỐT RÉT (RASR) TẠI CƠ SỞ Y TẾ TẠI 2 TỈNH PHÚ YÊN VÀ BÌNH THUẬN
DOI:
https://doi.org/10.59253/tcpcsr.v131i5.173Tóm tắt
Hướng tới mục tiêu loại trừ sốt rét vào năm 2030, Việt Nam đã triển khai chiến
lược giám sát và ứng phó chủ động - RASR (báo cáo và điều tra trường hợp bệnh trong
vòng 2 ngày, điều tra và xử lý ổ bệnh trong vòng 7 ngày). Năm 2021, Bộ Y tế ban hành
Quyết định 4922/QĐ-BYT về việc Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sốt rét [1].
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để đánh giá thử nghiệm việc
tuân thủ quy trình báo cáo, điều tra trường hợp bệnh theo Hướng dẫn giám sát và phòng
chống bệnh sốt rét đã ban hành của nhân viên y tế các tuyến (NVYT) tại 2 tỉnh Phú Yên
và Bình Thuận. Kết quả khảo sát cho thấy 77,1% (27/35) nhân viên y tế xác nhận rằng
họ đã được đào tạo và tuân thủ quy trình trong Hướng dẫn giám sát và phòng chống sốt
rét. Nhân viên y tế xã/ y tế thôn bản (YTTB) gặp khó khăn trong việc theo dõi và liên hệ
với các trường hợp bệnh (THB) chỉ điểm khi họ đang đi làm việc trong rừng/ rẫy, do tín
hiệu của mạng điện thoại di động và internet tại đây không có, dẫn đến tình trạng thông
báo bệnh không kịp thời. Nhân viên y tế xã chủ động đến thăm gia đình bệnh nhân để
báo cho họ biết tình trạng bệnh của họ chiếm 31,6% (12/38,). Công việc của nhân viên
y tế xã/ huyện bị quá tải do phải đảm nhiệm nhiều chương trình y tế công cộng cùng một
lúc. Mặc dù có nhiều hạn chế nhưng nhân viên y tế sẵn sàng tuân thủ đúng các nội dung
hoạt động RASR trong tương lai.