HIỆU QUẢ CỦA GIÁM SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ Ở BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG NĂM 2021
DOI:
https://doi.org/10.59253/tcpcsr.v135i3.133Tóm tắt
Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) chiếm tỷ lệ cao trong các nhiễm khuẩn bệnh viện. Việc triển
khai đồng bộ và nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa có thể làm giảm 40% - 60% nhiễm khuẩn
vết mổ, giảm tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật, rút ngắn thời gian nằm viện mô tả đặc điểm của bệnh
nhân được phẫu thuật và tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ khi giám sát một số yếu tố liến quan tại Bệnh
viện Đà Nẵng năm 2021. 360 bệnh nhân có ngày nằm viện sau phẫu thuật ≥ 2 ngày, hoàn thành
quá trình điều trị được giám sát các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ.Tuổi trung bình của
đối tượng nghiên cứu là 49,7 ± 19,4 tuổi; phẫu thuật chương trình 98,1%; cấp cứu 1,9%; phẫu
thuật hở 71,4%; phẫu thuật nội soi 24,4%. Thời gian nằm viện trung bình: 12,3±7,1 ngày. Người
bệnh có bệnh kèm chiếm tỷ lệ: 26,1%; có tiền sử bệnh tật: 11,1%; có tiền sử phẫu thuật: 18,1%.
Điểm ASA của người bệnh phẫu thuật: Điểm 1: 30,6%; Điểm 2: 59,4%; Điểm 3: 10%; Tỷ lệ nhiễm
trùng vết mổ là 3,1%, có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa phương pháp phẫu thuật với nhiễm
trùng vết mổ. Có một mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa việc bệnh nhân được kiểm tra lượng
đường trong máu trước khi phẫu thuật. Người bệnh được tắm rửa sạch sẽ trước khi phẫu thuật có
tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ thấp. Thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn tốt ở bệnh nhân trước mổ, kiểm
soát đường máu làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ.