NGHIÊN CỨU CÁC BIẾN CỐ BẤT LỢI CỦA THUỐC ĐIỀU TRỊ LAO HÀNG MỘT Ở BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN PHỔI NGHỆ AN TỪ 2020 ĐẾN 2022
Tóm tắt
Qua nghiên cứu 204 bệnh nhân xuất hiện biến cố bất lợi trong điều trị thuốc lao từ tháng 1
năm 2020 đến hết tháng 6 năm 2022: Độ tuổi từ 20 đến 65 được ghi nhận có tỉ lệ cao nhất với 67.2%
và tỉ lệ nam là 76.9%, nữ là 23.1%. Tỉ lệ bệnh nhân lao có kèm theo bệnh lý phối hợp chiếm 34,2%,
Thời gian xuất hiện biến cố bất lợi của thuốc lao muộn với 85,5%. Loại thuốc lao chiếm tỉ lệ xuất
hiện phản ứng dị ứng cao nhất là Rifampicin với 58,3%, tiếp đến là Pyrazynamid với 27.9%, chiếm
tỉ lệ xuất hiện phản ứng dị ứng thấp là thuốc lao viên tổng hợp RHZ ( Rifampicin/ Isoniazid/
Pyrazynamid ) với 1.5% và RH ( Rifampicin / Isoniazid) với 2.0%. Triệu chứng lâm sàng chiếm tỉ lệ
cao nhất là nổi mẩn đỏ, ngứa với 87,7%, tiếp theo là sốt với 20,6%, thấp nhất giảm thị lực với 0,98
%. Mức độ nghiêm trọng của các biến cố bất lợi do thuốc lao: Mức độ trung bình với 60,8%, mức
độ nặng chiếm 21,1%, mức độ nhẹ chiếm 18,1% và trong nhóm nghiên cứu không ghi nhận bệnh
nhân nào tử vong do biến cố bất lợi của thuốc lao. Sau khi được xử trí 97.5% hồi phục hoàn toàn,
không hồi phục chiếm 0,98% và có 1,5% bệnh nhân cần phản chuyển tuyến trên tiếp tục điều trị. Biến
cố bất lợi của thuốc lao cần được theo dõi, phát hiện, xử trí kịp thời.